IV. Trong cuộc sống cũng như trong công tác năng lực rất cần thiết:
a) Tính thống nhất của nhân cách
Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất giữa phẩm chất và năng lực , giữa đức và tài của con người. trong nhân cách có sự thống nhất hài hoài giữa các cấp độ: cấp độ bên trong cá nhân , cấp đọ liên cá nhân , cấp độ siêu cá nhân.Thí dụ : một người được gọi là nhà giáo ưu tú thì người đó chắc chắn không chỉ giỏi về chuyên môn mà về đạo đức,ứng xử,lối sống cũng phải tốt,cống hiến nhiều thành tích cho sự nghiệp trồng người thì mới được vinh danh là nhà giáo ưu tú.
Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất,không thể chia ra từng phần để giáo dục.Khi giáo dục một thuộc tính này thì đồng thời cũng phải chú ý tới thuộc tính khác.Trong mỗi phẩm chất,thuộc tính này đều có phẩm chất, thuộc tính khác.Ví
dụ:trong tình yêu tổ quốc,có yêu lao động,trách nhiệm , lương tâm… b) Tính ổn định của nhân cách
Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm lí tương đối ổn định,tiềm tàng trong mỗi cá nhân, những đặc điểm tâm lí nói lên đặc điểm tâm lí xã hội của cá nhân, qui định giá trị xã hội làm người của mỗi cá nhân. Vì thế các đặc điểm nhân cách, các phẩm chất nhân cách tương đối khó hình thành và cũng khó mất đi. Ví dụ :một người lúc trước hay đi lừa tiền người khác, có vay không trả. Sau một thời gian dài,dù anh ta không làm việc đó nữa. nhưng khi anh ta hỏi mượn tiền thì chúng ta vẫn khó tin tưởng nên không cho mượn.trong thực tế,từng nét nhân cách (cá tính , phẩm chất)có thể bị thay đổi do cuộc sống,nhưng nhìn một cách tổng thể thì chúng vẫn tạo thành một cấu trúc trọn vẹn,tương đối ổn định.
Vì thế, một người đang tốt không thể xấu ngay được, ngược lại một người đang xấu không thể tốt ngay được.Trong giáo dục, cần kiên trì nhẫn nại, không nên đốt cháy giai đoạn.Chúng ta cần một thời gian dài để thay đổi một nét nhân cách cho phù hợp với yêu cầu xã hội.