IV. Trong cuộc sống cũng như trong công tác năng lực rất cần thiết:
d) Giá trị:theo từ điển Tiếng Việt có nghĩa
- Cái mà người ta dựa vào để xem xét một người đáng quý đến mức nào về mặt đạo đức, trí tuệ, nghề nghiệp, tài năng…
Ví dụ: Giá trị của người nông dân là làm ra lúa gạo,cung cấp lương thực cho XH. -Những quan niệm và thực tại về cái đẹp, sự thật và điều kiện của một xã hội. Ví dụ: Giá trị đạo đức “Uống nước nhớ nguồn”, thăm viếng, thắp hương, dọn dẹp, tu sửa nghĩa trang liệt sĩ, thăm hỏi, động viên, giúp đỡ các bà mẹ VN anh hùng…
2.2) Phân tích khái niệm
_Nhân cách không phải là tất cả các đặc điểm cá thể của con người mà chỉ bao hàm những đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý xã hội, gía trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân.
_Nhân cách không phải là một nét, một phẩm chất tâm lý riêng lẻ mà là một cấu tạo tâm lý mới.Không phải con người sinh ra đã có nhân cách.Nhân cách được hình thành dần trong quá trình tham gia mối quan hệ của con người.
Nhân cách không có sẵn bằng cách bộc lộ dần các bản năng nguyên thủy, mà nhân cách là các cấu tạo tâm lý mới được hình thành trong quá trình sống- giao tiếp, vui chơi, học tập, lao động… A.N.Leonchiev đã chỉ ra rằng: nhân cách con người không phải được đẻ ra mà là được hình thành.
Xuất phát từ bản chất của con người với tư cách là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Nhân cách là nhân cách của con người do đó nó mang tính xã hội, không thể có nhân cách tồn tại riêng lẻ mà tồn tại bên ngoài xã hội cũng giống như không thể có con người tồn tại bên ngoài xã hội được.
Bản thân nhân cách không phải là những gì có sẵn thuộc về mỗi cá nhân con người mà nhân cách phải được hinh thành và chỉ có thể hình thành dần trong các quá trình tham gia các mối quan hệ xã hội của con người.
Như C.Mác đã nói: “Nếu như con người có bẩm sinh đã là sinh vật có tính xã hội thì do đó con người chỉ có thể phát triển bản tính của mình trong xã hội và cần phải phán đoán lực lượng bản tính của anh ta, không phải con người căn cứ vào lực lượng bản tính của anh ta, không phải căn cứ vào lực lượng của cá nhân riêng lẻ mà là căn cứ của toàn xã hội.”
Ví dụ: Những đứa trẻ bị lạc khỏi môi trường xã hội, không được tiếp xúc với loài người, không hình thành các quan hệ xã hội nên không thể hình thành nhân cách của một con người với nguyên nghĩa của nó.Cô bé Rơ Châm H’Pnhiên, một Việt kiều ở Campuchia lạc vào rừng sau 18 năm giờ này phải học lại tất cả mọi thứ của cuộc sống con người.
_Nhân cách quy định bản sắc, cái riêng của cá nhân trong sự thống nhất biện chứng với cái chung, cái phổ biến của cộng đồng mà cá nhân đó là đại biểu.
Đặc điểm này xuất phát từ bản chất, bản thân cá nhân một con người trong xã hội của nó không phải là một cá nhân riêng lẻ mà là con người của gia đình, của giai cấp, của tầng lớp nhất định hay lớn hơn là con người của quốc gia, dân tộc.
Ví dụ:Nhân cách của chủ tịch Hồ chí Minh ngoài những nét độc đáo riêng có còn là nhân cách điển hình của một con người Việt Nam yêu nước, nhân cách của một chiến sĩ cách mạng, nhân cách của một đại biểu vô sản quốc tế.
_Nhân cách biểu hiện trên 3 cấp độ:
Ở cấp độ thứ nhất: nhân cách bên trong cá nhân
Nhân cách được thể hiện dưới dạng cá nhân, ở tính không đồng nhất, ở sự khác biệt với mọi người, với cái chung.
Giá trị nhân cách ở cấp độ này là tính tích cực trong việc khắc phục những hạn chế của hoàn cảnh và bản thân.
Phân tích nhân cách ở cấp độ bên trong cá nhân là xem xét nhân cách từ bên trong bản thân như là một đại diện của toàn xã hội.
Ví dụ:Nick Vujicic (Nicholas James Vujicic được sinh ra vào ngày 04 tháng 12 năm 1982) khi được sinh ra đã không có tay và chân. Bằng nghị lực phi thường, được sự giúp đỡ tận tình của bà mẹ, gia đình và cộng đồng, Nick đã vươn lên trong cuộc sống. Anh đã tốt nghiệp đại học, trở thành một diễn giả nổi tiếng về chủ đề làm chủ cuộc sống.
Ở cấp độ thứ hai: nhân cách liên cá nhân
Nhân cách được thể hiện trong các mối quan hệ, liên hệ với nhân cách khác.
Giá trị nhân cách ở cấp độ này được thể hiện trong các hành vi ứng xử xã hội của chủ thể.
Phân tích nhân cách ở cấp độ liên cá nhân là đã tách nhân cách ra thành các mức độ trong nhóm của nó(trong giai cấp, trong nhóm, trong tập thể).
Ví dụ: Giúp đỡ bạn vươn lên học tập, tiến bộ vượt bậc;thăm hỏi, động viên, giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ ở các mái ấm…
Ở cấp độ cao nhất: nhân cách siêu cá nhân
Nhân cách được xem xét như là một chủ thể đang tích cực hoạt động và gây ra những biến đổi ở người khác.
Giá trị nhân cách ở cấp độ này được xác định ở những hành động của nhân cách này có ảnh hưởng như thế nào đến nhân cách khác.
Ví dụ: Nhân cách, đạo đức chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương để thế hệ trẻ học tập và noi theo. Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo mọi người.