VI. sách hay tìm đọc
4) So sánh tình cảmvà nhận thức a) Giống nhau
a) Giống nhau
- Đều phản ánh hiện thực khách quan: nghĩa là nó chỉ phản ánh khi có hiện thực khách quan tác động vào mới có tình cảm và nhận thức.
- Đều mang tính chủ thể: nghĩa là tình cảm và nhận thức đều mang những đặc điểm riêng của mỗi người: cùng một vấn đề nhưng đặc vào mỗi người khác nhau thì có những nhận thức và bộc lộ tình cảm khác nhau. Cùng một vấn đề nhưng trong những hoàn cảnh khác nhau thì cũng có những nhận thức và bộc lộ nhũng tình cảm khác nhau.
- Đều mang bản chất xã hội: ví dụ trong thời kì phong kiến qui định cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, cấm đoán đôi lứa yêu nhau. Vì vậy mọi người đều nhận thức như vậy và tuân theo, những đôi lứa yêu nhau được cho là sai và bị mọi người kì thị, cấm đoán. b) Sự khác nhau Tiêu chí Tình cảm Nhận thức Nội dung phản ánh Tình cảm phản ánh các sự vật hiện tượng gắn liền với nhu cầu và động cơ của con người
Ví dụ: khi bạn đang ngồi trên lớp học ,nhận dược tin máy tính của bạn bị mất. Ngay lúc đó bạn sẽ giật mình , rất buồn, lo lắng, hoang mang, ngồi học không yên, đầu óc bạn lúc đó chỉ nghỉ về caí máy tính bị mất, bạn không thể tập trung học
Phản ánh thuộc tính và các mối quan hệ của bản thân sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan.
Ví du: Khi nhận tin máy tính của bạn bị mất, về nhận thức bạn biết được rằng máy tính của bạn đã không còn, nó mất khi nào, mất ở đâu, tại sao nó mất, và trong đầu bạn nghĩ ai là người lấy cái máy tính của mình.
Phạm vi phản ánh
Mang tính lựa chọn, chỉ phản ánh những sự vật có liên quan đến sự thỏa mãn nhu cầu hoặc động cơ của con người mới gây nên tình cảm .
Ít tính lựa chọn hơn, rộng hơn. Bất cứ sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan tác động vào các giác quan của ta đều được phản anh voi những mức độ sáng tỏ, đầy đủ, chính xác khác nhau Phương thức phản ánh Thể hiện tình cảm bằng những rung cảm, bằng những trải nghiệm.
Ví dụ: khi chiếc máy tính của bạn bị mất thì bạn rất buồn: nó thể hiện trên khuôn mặt lo lắng, hoang mang
Phản ánh thế giới bằng những hình ảnh( cảm giác, tri giác) bằng những khái niệm (tưduy)
Ví dụ: khi bạn mất cái máy tính thì bạn biết rằng cái máy tính của bạn đã bị mấ trồi, nó không còn nữa.
Con đường hình thành
Khó hình thành, ổn định. Bền vững, khó mấy đi. Ví dụ: để hình thành trong con người lòng yêu nước thì rất khó. Những khi đã hình thành lòng yêu nước thì nó rất khó bị phá bỏ, Hồ Chí Minh đã đúc kết chân lí:” Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nỗi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn nó vượt qua mọi sự hiểm nguy, khó khan, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước.
Dễ hình thành nhưng cũng dễ bị phá bỏ.
Ví dụ: để cho mọi người hiểu đượ thế nào là lòng yêu nước thì rất dễ chỉ cần đưa ra khái niêm: lòng yêu nước xuất phát từ lòng yêu thương gia đình, bạn bè, người thân đến việc lớn lao hơn như tình yêu quê hương, tổ quốc.
5) Mối quan hệ giữa tình cảm và nhận thức.
- Đối với nhận thức, tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ, kích thích con người tìm tòi đến với kết quả nhận thức.
- Ngược lại, nhận thức định hướng, điều chỉnh, điều khiển tình cảm đi đúng hướng. Nhận thức và tình cảm là hai mặt của một vấn đề nhân sinh quan thống nhất với nhau.
6) Kếtluận:
- Trong khiđề ra những con đường, những biện pháp xây dựng, giáo dục tình cảm đúng đắn cho học sinh cần chú trọng tới tâm lí của mỗi người.
- Tránh sử dụng những biện pháp hình thành tri thức vào việc hình thành tình cảm: “ dạy khoa học tự nhiên ta có thể dùng định lí, dùng công thức. Nhưngxâydựng con người , không thể theo công thức được.
- Tạo môi trường sống lành mạnh trong việc hình thành nhân cách, tình cảm của bản thân mỗi người.
Câu 17: Tình cảm là gì? So sánh tình cảm và xúc cảm? Cho ví dụ. Gồm 3 phần: I. Tình cảm là gì? II. So sánh tình cảm và xúc cảm. Cho ví dụ. III. Kết luận. I – Tình cảm là gì? 1. Tình cảm là gì?
Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với sự vật, hiện tượng có liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ.
2. Đặc điểm đặc trưng của tình cảm:
Tính nhận thức: nhận thức được đối tượng và nguyên nhân gây ra tâm lý, biểu hiện tình cảm qua các yếu tố: nhận thức, rung động, xúc cảm,…
Tính xã hội: thực hiện chức năng xã hội. Khái quát, tổng hợp, động hình hóa xúc cảm. Ổn định bền vững khó hình thành và khó mất đi. Chân thực chính xác nội tâm con người.
• Đối cực, tính chất 2 mặt đối lập của tình cảm. 3. Các quy luật của tình cảm:
Quy luật thích ứng. Quy luật lây lan. Quy luật di chuyển. Quy luật pha trộn. Quy luật tương phản.
Quy luật sự hình thành tình cảm. II – So sánh tình cảm và xúc cảm: 1. Sự giống nhau:
Đều do hiện thực khách quan tác động vào tác nhân mà có, đều biểu thị thái độ của con người đối với hiện thực.
VD: Khi ta đứng trước 1 khung cảnh thiên nhiên đẹp, nhờ vào những giác quan mà ta cảm nhận được khung cảnh đẹp, thoáng mát, trong lành gây cho ta cảm xúc thích ngắm nhìn và hít thở không khí trong lành => Khung cảnh thiên nhiên là hiện thực khách quan tác động vào cá nhân. Đều mang tính chất lịch sử xã hội.
VD: Trước đây, học sinh rất kính trọng, lễ phép, khép nép trước thầy cô. Còn hiện nay, tình cảm dành cho thầy cô không được như trước, không còn sự kính trọng, lễ phép, mà còn có khi ngang hàng với mình, có thái độ vô lễ với thầy cô.
Đều mang đậm màu sắc cá nhân.
VD: Mỗi người có mỗi cảm xúc, tình cảm khác nhau, không ai giống ai. II - Sự khác nhau giữa tình cảm và xúc cảm:
Tình cảm Xúc cảm
Chỉ có ở con người.
Vd: cha mẹ nuôi con bằng tình yêu thương, lo lắng, che chở cho con suốt cuộc đời.
Có ở con người và động vật. Vd: động vật nuôi con bằng bản năng đến 1 thời gian nhất định sẽ tách con ra. Là thuộc tính tâm lý.
Vd: tình yêu quê hương, yêu Tổ quốc, yêu gia đình,...
Là quá trình tâm lý
Vd: sự tức giận, sự ngạc nhiên, sự xấu hổ,…
Xuất hiện sau Xuất hiện trước.
Có tính chất ổn định và xác định, khó hình thành và khó mất đi. Vd: tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Đâu phải mới sinh ra đứa con đã biết yêu cha mẹ, phải trải qua thời gian dài được cha mẹ chăm sóc thì đứa con mới hình thành tình cảm với cha mẹ, tình cảm này khó mất đi.
Có tính chất tạm thời, đa dạng, phụ thuộc vào tình huống.
Vd: khi ta thấy 1 cô gái đẹp, ban đầu ta cảm thấy thích nhưng sau 1 thời gian thì xúc cảm đó sẽ mất đi hoặc chuyển thành xúc cảm khác.
Thường ở trạng thái tiềm tàng. Vd: cha mẹ yêu thương con cái nhưng không nói ra, mặc dù có lúc đánh mắng lúc con hư, nhưng đối với cha mẹ thì luôn tiềm tàng tình yêu thương dành cho con.
Thường ở trạng thái hiện thực. Vd: buồn, vui,…
Thực hiện chức năng xã hội: hình thành mối quan hệ tình cảm giữa người vời người
Vd:, như cha mẹ với con cái, anh em, bạn bè,…
Thực hiện chức năng sinh học: giúp cho con người và động vật tồn tại được
Vd: con chuột sợ con mèo, nó muốn tồn tại thì khi thấy con mèo phải bỏ chạy.
Gắn liền với phản xạ có điều kiện: có được tình cảm phải trải qua quá trình tiếp xúc, hình thành tình cảm.
Vd: Nếu một người mẹ mà không ở bên cạnh, không chăm sóc con mình thì tình cảm giữa hai mẹ con sẽ không được sâu nặng hoặc có thể không được hình thành.
Gắn liền với phản xạ không đều kiện.
Vd: sinh ra thì con chuột đã có tính sợ con mèo, vì bản năng trong khi con chuột sinh ra đã như vậy.
3 - Mối liện hệ giữa tình cảm và xúc cảm
Như đã nói ở trên, xúc cảm là cơ sở của tình cảm. Tình cảm được hình thành từ quá trình tổng hợp hóa, động hình hóa, khái quát hóa những xúc cảm đồng loại (cùng một phạm trù, cùng một phạm vi đối tượng). Ví dụ: tình cảm của con cái đối với cha mẹ là xúc cảm (dương tính) thường xuyên xuất hiện do liên tục được cha mẹ chăm sóc thoả mãn nhu cầu, dần dần được tổng hợp hoá, động hình hoá, khái quát hoá mà thành.
Tình cảm được xây dựng từ những xúc cảm, nhưng khi đã được hình thành thì tình cảm lại thể hiện qua xúc cảm phong phú đa dạng và chi phối xúc cảm.
Kết luận:
Qua đây ta có thể thấy được ý nghĩa và vai trò của tình cảm đối với đời sống:
Với nhận thức: là động lực mạnh mẽ kích thích con người tìm tòi chân lý, ngược lại nhận thức là cơ sở, là cái “lý” cho tình cảm => lý và tình là hai mặt của vấn đề nhân sinh quan thống nhất của con người.
Với hoạt động: tình cảm nảy sinh và biểu tượng cho hoạt động, đồng thời đó cũng là động lực thúc đẩy con người.
Với đời sống: có vai trò to lớn, vì không có tình cảm thì con người không thể tồn tại và thiếu đi tình cảm thì hoạt động cuộc sống không thể bình thường.
Với công tác giáo dục: vừa là điều kiện, vừa là nội dung, đồng thời cũng là nội dung, mục đích của giáo duc.
Vd: Muốn hình thành tình cảm cho học sinh,sinh viên phải đi từ xúc cảm đồng loại: Xây dựng tình yêu Tổ quốc phải xuất phát từ tình yêu gia đình, yêu mái nhà, yêu từng con người trong gia đình, yêu làng xóm,...
Như nhà văn Êrenbua (Nga) đã từng nói: "Dòng suối chảy ra dòng sông, dòng sông chảy ra Đại trường giang Vônga,, Đại trường giang Vônga chảy ra biển cả. Lòng yêu nhà, yêu quê hương đất nước trở nên lòng yêu Tổ quốc”.
Cần kiên trì trong quá trình hình thành tình cảm.
Câu 18: trình bày đặc điểm đặc trưng của tình cảm.nêu vai trò của tình cảm BÀI LÀM:
Tình cảm là cái gì đó thiêng liêng, cao quý và rất khó định hình. Nó rất khó hình thành, ổn định, bền vững, khó bị phá bỏ. Tình cảm chi phối xúc cảm về cường độ, tốc độ và nội dung đồng thời nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy nhận thức sâu sắc. Vì vậy, để hiểu hơn về tình cảm. Chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn qua phần: Đặc điểm đặc trưng và vai trò của tình cảm.