Giải thích các câu thơ:

Một phần của tài liệu tron bo tra loi cau hoi tam ly hoc pptx (Trang 56 - 58)

IV VAI TRÒ CỦA TÌNH CẢM

2. Giải thích các câu thơ:

a) Câu thơ “Qua đình ngả nón trông đình/Đình bao nhiêu ngói em thương mình bấy nhiêu” Câu thơ này thể hiện quy luật di chuyển của tình cảm.

• Nội dung quy luật: Xúc cảm, tình cảm của con người có thể di chuyển từ một đối tượng này sang một đối tượng khác.

• Biểu hiện của quy luật: Những hành động “giận cá chém thớt”, “vơ đũa cả nắm”, gán ghép một cách máy móc những tình cảm của mình đối với đối tượng này lên đối tượng khác.

• Ứng dụng:

Kiềm chế cảm xúc, tránh vơ đũa cả nắm, tuy nhiên cũng cần xem xét các mối quan hệ của đối tượng đang nghiên cứu với những đối tượng khác.

Tránh tình trạng thiên vị trong đánh giá “yêu nên tốt, ghét nên xấu” • Vận dụng để giải thích câu thơ trong đề bài:

Câu thơ trên thể hiện quy luật di chuyển, vì nó thể hiện sự di chuyển tình cảm của người vợ. Từ tình yêu quê hương đất nước ở hành động “Qua đình ngả nón trông đình”, tình cảm này được di chuyển sang tình cảm gia đình, tình cảm vợ chồng. Đối tượng ban đầu là quê hương đất nước, tình cảm từ đối tượng đó được di chuyển sang đối tượng thứ hai là gia đình.

b) Câu “Yêu nhau yêu cả đường đi. Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng”

Đây cũng là biểu hiện của quy luật di chuyển, vì nó thể hiện sự di chuyển tình cảm từ đối tượng thứ nhất là người yêu di chuyển sang các đối tượng “đường đi”, “tông chi họ hàng”.

c) Câu “Con nhớ anh nhiều đêm không ngủ, nó khóc làm em cũng khóc theo” Đây là ví dụ cho quy luật lây lan.

• Nội dung quy luật: Xúc cảm, tình cảm của con người có thể truyền “lây” sang người khác như “vui lây”,“buồn lây”.

• Biểu hiện của quy luật: Những hiện tượng “vui lây”, “buồn lây”, những sự đồng cảm trong cuộc sống.

• Ứng dụng của quy luật: Quy luật được ứng dụng trong các hoạt động tập thể như lao động và học tập.

• Vận dụng quy luật để giải thích câu thơ: Hành động khóc của đứa bé đã gây ra cảm xúc tương tự ở người mẹ, làm xuất hiện ở người mẹ những cảm xúc tương tự, kết quả là người mẹ khóc theo. Đây là ví dụ cho hiện tượng “buồn lây”.

Câu21:Bằng kiến thức tâm lí học hãy giải thích hiện tượng tâm lí nào được mô tả trong hai câu thơ sau:

“Cùng trong một tiếng tơ đồng

Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm.”

Bài làm:

Trong cuộc sống có những hiện tượng ta có thể giải thích nhưng cũng có điều ta không thể giải thích được.Trong đó tâm lí người là vấn đề phức tạp nhất liên quan đến cảm xúc, tâm tư, tình cảm và những hiện tượng tinh thần khác…điều mà trước đây tưởng chừng như không thể giải quyết. Nay đã được các nhà tâm lí trải qua quá trình nghiên cứu lâu dài đã tìm ra được những căn nguyên làm cơ sở để con người có thể giải thích được những hiện tượng tâm lí của con người. Và cũng dựa vào đó mà tâm lí học phát triển lên mức cao hơn, có thể từ những lời văn, câu thơ mà chúng ta hiểu được tâm lí của nhân vật, tác giả được thể hiện trong lời văn, câu thơ đó.

Vậy chúng ta có thể giải thích được những hiện tượng tâm lí nào diễn tả trong câu thơ sau: “ Cùng trong một tiếng tơ đồng

Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm”

Để có thể giải thích được hiện tượng tâm lí xuất hiện trên câu thơ trên ta cần làm rõ một số định nghĩa sau;

Tâm li làgi? Hiện nay có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về tâm lí.

Nói một cách chung nhất :“Tâm lí là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người , gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con người”.

Hiện tượng tâm lí là gi? “Hiên tượng tâm lí là sản phẩm của mỗi người, tạo sức mạnh tiềm ẩn trong mỗi người .Các hiện tượng tâm lí là yếu tố định hướng ,điều khiển, điều chỉnh mọi hoạt động giúp con người thích ứng và cải tạo hoàn cảnh khách quan để tồn tại và phát triển”.

Sê-Chê-Nốpnói: “ Mọi hành động của chúng ta dù có ý thức hay không có ý thức xét về mặt nguồn gốc đều là phản xạ”. Mà phản xạ là cơ sở sinh lí của hiện tượng tâm li. Hiện tượng tâm lí của con người đươc thể hiện qua cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy, cảm xúc tình cảm. Với câu thơ tren cho ta thấy hiện tượng tâm lí diễn biến trong mỗi chủ thể la hoàn toàn khác nhau, măc dù các chủ thể sống trong cùng một hiện thực khách quan mà: “Người thì cười- người thi khóc”.

Vậy tại sao lại có diễn biến tâm lí khác nhau như vậy? Vì tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua hoạt động của mỗi người .Tính chủ thể phản ánh tâm lí rõ nét thể hiện ở chỗ: cùng hoạt động trong hoàn cảnh như nhau, song tâm lí mỗi người có cái riêng ( mang sắc thái riêng), không hoàn toàn giống nhau.

Ví dụ: Trong một ván Cờ Tướng hiên đang vào thế bí, người trong cuộc không thể nghĩ ra được bước đi tiêp theo nhưng người xem ( người ngoai cuộc) lai dễ dàng nhìn ra được bước đi tiếp theo.

Các nhà Tâm lí học đã đưa ra kết luân: Sở dĩ có sự khác nhau về hiện tượng tâm lí của các chủ thể la do:

Mỗi người khác nhau có đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh, não bộ.

Có kinh nghiệm sống khác nhau, hoàn cảnh sống khac nhau, điều kiện giáo dục khác nhau. Do giai cấp khác nhau, hay song trong môi trương co giai cấp.

…...

Vậy ta có rút ra được kết luận: Diễn biến tâm lí của mỗi chủ thể như thế nào là tùy thuộc vào sự phản ánh hiện thực vào sự phản ánh hiện thực khách quan vào não mỗi người thông qua chủ thể khác nhau.

Cũng như trong cuộc sống mỗi chúng ta các ứng xử phù hợp với từng hoàn cảnh, phải biết lắng nghe và chia sẻ với người khác.Không nên chỉ vì sự vô ý của mình mà làm người khác phải buồn.

Câu 22: BẰNG KIẾN THỨC TÂM LÝ HỌC HÃY LÀM RÕ MỆNH ĐỀ SAU “TỪ TRỰC QUAN SINH ĐỘNG ĐẾN TƯ DUY TRỪU TƯỢNG, TỪ TƯ DUY TRỪU TƯỢNG ĐẾN THỰC TIỄN ĐÓ LÀ CON ĐƯỜNG NHẬN THỨC HIỆN THỰC KHÁCH QUAN, NHẬN THỨC CHÂN LÝ”

Một phần của tài liệu tron bo tra loi cau hoi tam ly hoc pptx (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w