Chỉ tiêu về lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Công thương chi nhánh Chương Dương (Trang 39 - 44)

Nguồn vốn kinh doanh chủ yếu của ngân hàng là đi huy động. Ngân hàng phải trả lãi cho người gửi tiền nên việc thu lãi đầy đủ và đúng hạn từ hoạt động cho vay là điều quan trọng. Đây là nguồn để bù đắp chi trả lãi cho khách hàng cũng như mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Để đánh giá một cách toàn diện hơn hiệu quả, chất lượng tín dụng tại NHCT Chương Dương, ta đi vào phân tích cụ thể lợi nhuận từ hoạt động tín dụng và mức sinh lời tín dụng của ngân hàng qua các năm 2005 – 2007.

Bảng 7:Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của NHCT Chương Dương. Đơn vị:Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2006/2005 Năm 2007/2006 +/- % +/- %

Tổng lợi nhuận của NH 37,423 45,953 75,216 8,53 22,79 29,263 63,68

Lợi nhuận từ hđtd 35,423 41,953 68,416 6,53 18,43 26,463 63,1

Dư nợ 1649 1768 1826

Lợi nhuận từ hđtd/Tổng lợi nhuận

94,65% 91,29% 91%

Lợi nhuận từ hđtd/ Dư nợ

2,15% 9,13% 3,75%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Chương Dương) Từ bảng trên có thể thấy, lợi nhuận của Ngân hàng trong các năm qua liên tục tăng. Năm 2005 là 37,423 tỷ đồng, năm 2006 là 45,953 tỷ đồng (so với năm 2005 đã tăng 8,53 tỷ đồng, tương ứng tăng 22,79%), năm 2007 lợi nhuận của ngân hàng đạt 75,216 tỷ đồng ( so với năm 2006 đã tăng 29,263 tỷ đồng, tương ứng tăng 63,68%). Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng cũng liên tục tăng cụ thể: năm 2005 đạt 35,423 tỷ đồng, năm 2006 đạt 41,953 tỷ đồng ( so với năm 2005 đã tăng 6,53 tỷ đồng, tương ứng tăng 18,43%) và năm 2007 đạt 68,416 tỷ đồng ( so với năm 2006 đã tăng 26,463 tỷ đồng, tương ứng tăng 63,1%). Đây là dấu hiệu tốt của hoạt động tín dụng.

Nguyên nhân là ngân hàng luôn giữ lãi suất cho vay ở mức ổn định. Lãi suất vay ngắn hạn khoảng 0,9%/tháng, lãi suất vay trung - dài hạn khoảng 1%/tháng. Hạn mức tín dụng áp dụng với từng khách hàng phụ thuộc vào nhu cầu khách hàng và khả năng của ngân hàng. Trên cơ sở vay và thẩm định, cán bộ tín dụng tính toán nhu cầu vốn của khách hàng. Riêng với công ty tư nhân,

thức vay có TSĐB với mọi khoản vay. Ngân hàng áp dụng cho vay không có tài sản đảm bảo khi đơn vị đáp ứng đủ các điều kiện sau: Báo cáo tài chính có kiểm toán, hệ số tự tài trợ > 20%, Xếp hạng tín dụng từ BB + trở lên, Lãi ròng trên vốn chủ > 5%, Vốn lưu động ròng dương, ngoài ra còn dựa vào quan hệ của doanh nghiệp với ngân hàng, tiền gửi của doanh nghiệp tại ngân hàng.Những đơn vị được áp dụng vay không có TSĐB thường là các doanh nghiệp Nhà nước.

Trên cơ sở xác định giá trị TSĐB, ngân hàng xác định mức cho vay có bảo đảm bằng tài sản tối đa không quá 70% giá trị TSĐB đã được xác định và ghi trên hợp đồng tín dụng và/ hoặc hợp đồng đảm bảo tiền vay,trừ các trường hợp sau:

Đối với TSĐB là kim khí quý, đá quý: mức cho vay tối đa không quá 80% giá trị TSĐB đã được xác định và ghi trên hợp đồng tín dụng và/ hoặc hợp đồng bảo đảm.

Đối với TSĐB là ngoại tệ bằng tiền mặt, các loại giấy tờ có giá trừ cổ phiếu, số dư tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, mức cho vay so với giá trị TSĐB do Giám đốc ngân hàng quyết định trên nguyên tắc giá trị TSĐB vào thời điểm nợ vay đến hạn đủ để thanh toán toàn bộ số tiền vay, tiền lãi, các khoản phí khác.

Đối với TSĐB là máy móc, thiết bị dây chuyền sản xuất, phương tiện vận tải đã qua sử dụng, mức cho vay tối đa không quá 50% giá trị TSĐB đã được xác định và ghi trên hợp đồng tín dụng và/ hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay.

Trường hợp ngân hàng áp dụng biện pháp bảo đảm bổ sung với khoản vay mà khách hàng vay đã có đủ điều kiện vay không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định cho vay hiện hành của NHCT thì mức cho vay không phụ thuộc vào TSĐB.

Bảng 8: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tại NHCT Chương Dương

Đơn vị :Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Dự phòng rủi ro 32,696 17,953 34,597

Tỷ trọng trong tổng dư nợ 1,983% 1,08% 1,15%

(Nguồn: Số liệu do phòng tổng hợp NHCT Chương Dương cung cấp) Mặt khác, nguyên nhân tăng lợi nhuận cũng cần phải xét đến mối quan hệ với dự phòng rủi ro, nợ xấu và tài sản bảo đảm. Như trên đã phân tích, nợ xấu của ngân hàng rất thấp và bằng không vào các năm 2006 và 2007 trong khi đó dự phòng rủi ro giảm vào năm 2006 và tăng trong năm 2007 và tài sản bảo đảm cũng tăng. Tuy nhiên, do nguồn vốn huy động tăng mạnh hơn, ngân hàng có nhiều vốn hơn để cho vay, dư nợ cũng tăng nhiều hơn so với mức tăng của nợ xấu và dự phòng rủi ro. Do đó, lợi nhuận của ngân hàng vẫn tăng qua các năm. Thực tế cho thấy khi dư nợ tăng lên thì việc có một vài khoản vay trở thành nợ xấu là không thể tránh khỏi. Chi nhánh đã khắc phục điều này bằng việc sát nhập hai phòng khách hàng 1&2 trở thành phòng khách hàng doanh nghiệp. Do vậy, các khoản vay vẫn được theo dõi đầy đủ dẫn đến kết quả lợi nhuận tăng và dù dư nợ có tăng nhiều nhưng nợ xấu vẫn ở mức thấp và không còn vào năm 2007.

2.2.5.Đánh giá

Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều diễn biến không thuận lợi, xung đột chiến tranh tại nhiều địa điểm nóng trên thế giới, sự phát triển không ổn định của một số nền kinh tế lớn trên thế giới. Nền kinh tế trong nước tuy có sự tăng trưởng, phát triển nhưng phải chịu không ít những trở ngại do thiên tai dịch bệnh. NHCT Chương Dương đã có sự tăng trưởng tốt về tín dụng, lợi nhuận và tuân thủ theo quy trình tín dụng mà NHCT Việt Nam đã xây dựng với hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001: 2000. Cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, chi nhánh đã không ngừng mở rộng quy mô hoạt

NHCT Việt Nam nói chung đã xây dựng cho mình một quy trình tín dụng hợp lý, thống nhất từ trên xuống dưới. Cán bộ lãnh đạo cùng nhân viên tín dụng tại chi nhánh Chương Dương đã tuân thủ tương đối đầy đủ quy trình tín dụng chung đó. Để thiết lập quan hệ tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng một cách chắc chắn, chất lượng, an toàn và hiệu quả, ngay từ đầu cán bộ tín dụng đã tiến hành điều tra, xem xét khách hàng một cách kỹ lưỡng, tiến hành thẩm định khách hàng trên nhiều phương diện như mục đích sử dụng vốn vay, năng lực pháp lý, năng lực tài chính, tài sản đảm bảo, tính hiệu quả của phương án, dự án sản xuất kinh doanh…và xác định quy trình thẩm định chính xác là bước quan trọng nhất để quyết định cho vay, giám sát và thu nợ đảm bảo an toàn vốn tín dụng.

Ngoài ra, ngân hàng cũng chú trọng đến bước kiểm tra trong quá trình cho vay để nắm được các biến động của khoản tín dụng đã cung cấp cho khách hàng, biết được nguyên nhân và có biện pháp điều chỉnh phù hợp nhằm giảm bớt những khó khăn trong hoạt động kinh doanh của khách hàng trước những biến động không tốt của môi trường, giảm được rủi ro cho ngân hàng.

Theo điều 7 của quyết định 493/2005/QĐ NHNN thì tổ chức tín dụng có đủ khả năng và điều kiện thực hiện phân loại nợ theo phương pháp định tính để xây dựng chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Phân loại nợ theo điều 7 chặt chẽ hơn, đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng cả về định tính và định lượng, theo độ rủi ro của các khoản vay, không duy nhất dựa vào con số thống kê và mức độ lượng hóa được mà phải căn cứ vào nhận xét và đánh giá, ước tính mức dự phòng rủi ro tín dụng phù hợp với thực tế rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Như vậy, việc phân loại nợ cho vay sẽ phải dựa trên phân tích các yếu tố tác động đến khoản nợ cả về mặt định tính và định lượng thì mới nắm chắc được nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết.

Bên cạnh đó, công tác thu nợ, thu lãi và thanh lý cũng đã được ngân hàng thực hiện tương đối nghiêm túc.

Xét về năng lực tài chính thì ngân hàng đã không ngừng mở rộng quy mô hoạt động, tăng năng lực tài chính, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, trình độ quản lý, đây là thành công của NHCT Chương Dương để vững bước phát triển hơn nữa trong tương lai. Sự phát triển bền vững của ngân hàng đã được khẳng định trên cơ sở hoàn thành tốt những định hướng chiến lược của mình.

Qua những phân tích ở trên, chúng ta thấy rằng NHCT Chương Dương có mức tăng trưởng tín dụng tốt, quy trình tín dụng hợp lý. Nợ xấu và dự phòng rủi ro có dấu hiệu gia tăng. Tuy nhiên, chúng đang được giữ ở mức thấp nên chưa ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của ngân hàng. Việc nợ xấu và dự phòng rủi ro gia tăng cũng đặt ra vấn đề cần giải quyết để giảm thiểu rủi ro hơn nữa, nâng cao chất lượng tín dụng và hướng tới mục tiêu cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3. Những kết quả đạt được và hạn chế về chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Chương Dương

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Công thương chi nhánh Chương Dương (Trang 39 - 44)