Thực hiện biện pháp phòng ngừa và phân tán rủi ro

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Công thương chi nhánh Chương Dương (Trang 59 - 61)

Đa dạng hóa danh mục cho vay.

Như chúng ta đã biết, NHTM cũng là một doanh nghiệp nhưng rất đặc biệt vì lĩnh vực kinh doanh của NHTM là kinh doanh tiền tệ. Với chức năng là trung gian tài chính - tiền tệ của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiệp vụ chủ yếu của NHTM là huy động vốn để đầu tư phát triển nền kinh tế của đất nước. Như vậy, có thể thấy tính chất hoạt động kinh doanh của ngân hàng là

kinh doanh trên rủi ro. Rủi ro của ngân hàng là tổng rủi ro của các khách hàng. Để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình, phân tán rủi ro là biện pháp được hầu hết các Ngân hàng thực hiện.

Đa dạng hoá danh mục cho vay là một hình thức để phân tán rủi ro dựa trên nguyên tắc “ không bao giờ để tất cả trứng vào cùng một giỏ”. Ngân hàng không nên tập trung cho vay quá lớn bằng một đồng tiền, không tập trung cho vay đối với một ngành công nghiệp hoặc một vài khách hàng riêng biệt…mà thay vào đó là phân tán vốn cho vay một cách hợp lý cho nhiều khách hàng, thuộc nhiều ngành, với nhiều loại đồng tiền, nhiều loại cho vay, nhiều kỳ hạn… khi vốn của ngân hàng tập trung vào một ngành công nghiệp, một nhóm khách hàng, một khu vực địa lý…sẽ có nguy cơ rủi ro cao và không san sẻ được khi các thị trường riêng biệt đó gặp rủi ro. Mặt khác, việc cho vay tập trung vào một số lĩnh vực ngành nghề…sẽ khiến cho ngân hàng mất đi cơ hội tìm kiếm lợi nhuận có thể cao hơn nếu đầu tư vào các đối tượng khác. Chính vì những lý do như vậy mà việc đa dạng hoá danh mục cho vay trở thành một trong những biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng góp phần tạo ra những khoản tín dụng có chất lượng cao cho ngân hàng. Tuy nhiên, việc đa dạng hóa danh mục cho vay của ngân hàng cũng cần phải xuất phát từ hướng đi, mục tiêu tăng trưởng chung của nền kinh tế, bối cảnh kinh tế, tài chính quốc tế…mà xác định tỷ trọng cho vay tối ưu đối với từng ngành, từng khu vực kinh tế…hợp lý trong từng thời kỳ.

Cho vay đồng tài trợ.

Đây là hình thức cho vay trong trường hợp nhu cầu về vốn của khách hàng quá lớn mà một mình chi nhánh không thể đảm đương được hoặc do chi nhánh chủ động phân tán rủi ro tín dụng. Theo đó, mọi vấn đề mức góp vốn, quyền hạn, trách nhiệm, lợi nhuận, tổn thất đều được chia sẻ cho nhiều bên tham gia đồng tài trợ. Như vậy gánh nặng khi cho vay của chi nhánh sẽ được giảm bớt

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Công thương chi nhánh Chương Dương (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w