là vụ Công ty Kim Khánh Nguyên của Đài Loan với số vốn thực tế chỉ 5.000 Đài tệ, nhưng đã được cấp giấy phép đầu tư 2,5 triệu USD. Giấy phép đầu tư này như vật bảo chứng, tín chấp để Công ty vay vốn ngân hàng với kẻ hở “Thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay”. Với vụ này, các ngân hàng có nợ khó đòi trên 20 tỉ đồng. Hậu quả để lại của vụ việc trên chưa kịp giải quyết xong thì tháng 5/2007, sau gần 3 năm đầu tư, được miễn giảm hầu hết các loại thuế và hưởng nhiều chính sách ưu đãi, dự án sản xuất đĩa compact của Công ty TNHH ODVD 100% vốn Malaysia đã đóng cửa, để lại khoản vay ngân hàng hơn 2,5 triệu USD chờ phát mại Công ty để trả nợ.
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ PHÁP LUẬT RỦI RO TÍN DỤNG NGÂNHÀNG: HÀNG:
1. Kiến nghị nhằm hoàn thiện Pháp luật rủi ro tín dụng:
Qua phân tích cho thấy các quy đi ̣nh của Nhà nước trong quá trình thực hiê ̣n đã bô ̣c lô ̣ mô ̣t số điều bất câ ̣p. Do đó, em xin đề xuất mô ̣t số kiến nghi ̣”
1.1 Bổ sung một số vấn đề trong Nghị định 493/2005/NĐ-CP:
- Cần đề câ ̣p đến viê ̣c phân loa ̣i nợ và xử lý rủi ro đối với các khoản vay không có bảo đảm trong Nghi ̣ đi ̣nh 493/2005/NĐ-CP để cho các Ngân hàng có thế chủ động trong việc cho vay và xử lý nợ đối với các khoản vay đó.
- Việc quy định tại khoản 3 điều 6 của Nghị định là chưa hợp lý với thực tiễn pháp triển kinh tế, do đó Chính phủ cần hoàn thiện quy định về phân loại nhóm nợ của các tổ chức tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước cần có thông tư bổ sung và hướng dẫn thêm về những vấn đề trên để QĐ 493 thực sự phát huy tác dụn và hiệu quả đầy đủ, thiết thực giúp các TCTD không chỉ quả lý chặt chẽ tín dụng mà quản lý” tài sản có” nói chung để có giải pháp xử lý rủi ro toàn diện và triệt để nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của từng TCTD và toàn hệ thống Ngân hàng.
Có thể nói Nghị định 89/1999/NĐ-CP và Nghị định 109/2005/NĐ-CP về bảo hiểm tiền gửi đã giải quyết được nhiều vướng mắc trong quá trình hoạt động của tổ chức BHTG. BHTG Việt Nam đã làm tốt việc bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, góp phần đảm bảo sự phát triển an toàn và bền vững của hệ thốgn tài chín-ngân hàng. Tuy nhiên trước yêu cầu của hội nhập kinh tế, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) với lộ trình thực hiện các cam kết quốc gia đòi hỏi hệ thống tài chính-ngân hàng nói chung, BHTG Việt Nam nói riêng phải có những đổi mới để đối phí với nguy cơ rủi ro cao của hệ thống tài chính, đồng thời cũng là để phù hợp với thông lệ quốc tế. Và một trong những yêu cầu cấp thiết hiện này đó là tạo khung pháp lý mới cho hoạt động của BHTG Việt Nam.
Ở hầu hết các nước trên thế giới, khi tổ chức BHTG được thành lập và đi vào hoạt động thì đã có luật điều chỉnh ngay, trong khi đó, văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh lĩnh vực hoạt động này ở Việt Nam mới ở mức Nghị định. Vì thiếu một khung pháp lý vững chắc điều chỉnh lĩnh vuẹc hoạt động này nên phần nào đã làm hạn chế BHTG thực hiện các chức năng, nhiệm vụ vốn có của một tổ chứuc BHTG theo thông lệ quốc tế. Trước tình hình đó, Nhà nước cần nhanh chóng ban hành Luật bảo hiểm tiền gửi, đảm bảo hoạt động an toàn và ổn định cho các Ngân hàng thương mại.
2. Kiến nghị nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh:
- Lĩnh vực họat động của khách hàng là rất rộng, trong khi đó CBRR là những người trẻ, trung bình độ tuổi là 33 tuổi do đó chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức thực tế đối với ngành hàng và lĩnh vực đầu tư. Đòi hỏi CBRR phải chịu khó tìm hiểu nắm bắt sát thị trường và hoạt động của ngành hàng trên địa bàn cho vay nói riêng và trong cả nước và trên thế giới nói chung. Những thông tin này thường có được do tích lũy kinh nghiệm trong quá trình công tác, thông tin qua sách báo, internet…
Mỗi CBRR đòi hỏi phải có một trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững chắc về kế toán, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, nghiệp vụ Ngân hàng và kiến thức xã hội rộng mới hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Vì vậy, trong thời
gian tới bên trên cơ sở những kiến thức lý thuyết được trang bị, CBRR cần cố gắng vận dụng giữa lý thuyết và thực tế vào công việc đồng thời không ngừng học hỏi kinh nghiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Cần nâng cao hơn nữa công tác quản lý và giám sát hoạt động cho vay của ban lãnh đạo Chi nhánh, nhanh chóng hoàn thiện hơn nữa pháp luật bảo đảm ở Chi nhánh. Ngoài ra, việc vạch ra hướng phát triển cho cơ quan trong thời gian tới là rất quan trọng và cần được chú trọng nhiều hơn.
Kết luận
Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa hội nhập như hiện nay, vấn đề mà các Ngân hàng hiện ngay phải đối mặt và đang cố gắng tìm các phương thức giải quyết nhằm ổn định nền tình hình hoạt động. Với những kết quả đã đạt được trong thời gian qua phải kể đến đóng góp rất lớn của Chính phủ trong việc điều tiết hoạt động Ngân hàng theo đúng định hướng mà Nhà nước đã đặt ra.
Báo cáo chuyên đề đi sâu vào phân tích các quy định của Pháp luật nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn việc áp dụng vào thực tế các quy định đó. Mong rằng các kiến nghị mà em đưa ra có thể góp phần hoàn thiện hơn nữa pháp luật rủi ro tín dụng hiện nay.
Danh mục tài liệu tham khảo: - Luật dân sự 2005
- Luật các tổ chức tín dụng 1997 sửa đổi bổ sung 2003
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử đổi bổ sung năm 2003
- Nghị định 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng - Nghị định 89/1999/NĐ-CP về bảo hiểm tiền gửi
- Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm
- Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về việc kiểm tra giám sát vốn vay.
- Vai trò của hệ thống Ngân hàng trong 20 năm đổi mới ở Việt Nam(NXB: Nhà xuất bản văn hóa-Thông tin. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2006)
- Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại(NXB: Nhà xuất bản tài chính Đơn vị liên doanh : Đại học kinh tế quốc dân. Tác giả: Peter S.Rose Năm 2001)
- Giáo trình tín dụng ngân hàng( NXB: thống kê 2001. Tập thể biên soạn: TS hồ Diệu, TS Lê Thẩm Dương, TS Lê Thị Hiệp Thương, ThS Phạm Phú Quốc, CN Hồ Trung Bửu, CN Bùi Diệu Anh Học viện Ngân hàng)
- Báo Thị trường tài chính tiền tệ số 6 ngày 15 tháng 3 năm 2007. - Tạp chí Ngân hàng số 16 tháng 8 năm 2007