Các giải pháp khắc phục rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoạ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Tĩnh (Trang 49 - 54)

II. THỰC TIỄN RỦI RO KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

1. Thực tiễn rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Tĩnh

2.4 Các giải pháp khắc phục rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoạ

thương Hà Tĩnh:

Trong hoạt động của Chi nhánh, việc trích quỹ dự phòng rủi ro là một biện pháp có tính tình thế. Do đó để hoạt động một cách an toàn và hiệu quả, đòi hỏi Chi nhánh phải đề ra các giải pháp mang tính lâu dài và ổn định.

* Phân tán rủi ro tín dụng: Là việc Chi nhánh cùng chia sẻ các khoản vay đối với các ngân hàng khác trong khu vực.

Việc phân tán rủi ro tín dụng ở Chi nhánh được thực hiện với các món vay đầu tư cho những nhu cầu lớn, các dự án lớn hoặc không tập trung vốn cho một số ít khách hàng. Việc áp dụng phân tán rủi ro làm cho các khoản vay khi mà hoạt động

kinh doanh của bên vay kém hiệu quả sẽ giảm lượng nợ xấu quá lớn, ảnh hưởng đến hoạt động của Chi nhánh.

Ví dụ: Ngày 21 tháng 12 năm 2007, tại Thành phố Hà Tĩnh Vietcombank Hà Tĩnh đã tham gia kí kết hợp đồng tín dụng đầu tư xây dựng nhà máy liên hợp gang thép tại Cảng biển Vũng Ánh. Dự án xây dựng nhà máy liên hợp gang thép có công suất 500.000 tấn/năm, do công ty cổ phần gang thép Hà Tĩnh làm chủ đầu tư với mức vốn đầu tư là 885 tỷ đồng, các Ngân hàng hợp vốn trong đó: Ngân hàng Phát triển 615 tỷ đồng, Ngân hàng Ngoại thương 70 tỷ đồng, Ngân hàng đầu tư và phát triển 65 tỷ đồng. Đây là dự án sử dụng vốn tín dụng đồng tài trợ lớn nhất của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Tĩnh.

*Nghiên cứu, nhận định về khách hàng:

Thực hiện phương châm chỉ đạo của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam” Tăng cường công tác khách hàng, tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng và hướng tới chuẩn mực quốc tê”, Chi nhánh đã từng bước hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của mô hình tín dụng mới đối với khách hàng là Doanh nghiệp theo hướng kiểm soát rủi ro chặt chẽ hơn.

Chi nhánh đã thường xuyên phân tích, đánh giá hoạt động của khách hàng và những yếu tố liên quan khác tới việc cấp tín dụng. Đây là lĩnh vực rất được Chi nhánh chú trọng, bởi trong quy trình tín dụng để hạn chế một cách tối đa rủi ro tín dụng thì việc đánh giá khách hàng là rất quan trọng, được tập trung và một số mặt sau:

- Nghiên cứu năng lực pháp lý của khách hàng đề cập đến giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh, quyết định bổ nhiệm chức danh.

- Nguyên cứu khả năng tài chính của khách hàng, khả năng trả nợ: xem xét quy mô hoạt động( vốn cố định, trình độ kỹ thuật, năng lực tạo sản phẩm có sức cạnh tranh, vật tư hàng hóa với các cơ cấu của nớ…) kết quả hoạt động tài chính( nguồn vốn tăng, giảm, lỗ lãi); năng lực kinh doanh( số lượng và chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ, thị trường cung cấp); tình hình công nợ( các khoản phải thu: ngắn hạn, dài hạn, nợ khó đòi mất khả năng thanh toán, các khoản phải trả:

nợ ngân sách, nợ các khách hàng khác, nợ nước ngoài, nợ ngân hàng, trong đó nợ quá hạn; đánh giá khả năng trả nợ).

- Năng lực và phẩm chất của người điều hành: qua xem xét năng lực chuyên môn, trình độ tổ chức, quản lý và điều hành trong kinh doanh, uy tín trên thị trường và với ngân hàng.

- Năng lực kinh doanh: thông qua việc xem xét chiến lược khách hàng, chiến lược sản phẩm, khả năng tổ chức mạng lưới kinh doanh, khả năng sinh lời.

Trong năm qua, do việc đánh giá khách hàng chưa hợp lý hoặc không đúng với quy trình đã gây ra những sai lầm nghiêm trọng khi cho vay. Đó là việc Chi nhánh cho vay đối với Cty cổ phần xuất nhập khẩu Hà Tĩnh với số vốn là 50 tỷ đồng. Mặc dù đã được cảnh báo về tình hình hoạt động của công ty này có nhiều bất ổn nhưng càng hoạt động kém hiệu quả thì lại càng vay thêm được nhiều tiền từ Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thường Hà Tĩnh.

* Thực hiện tốt các bảo đảm trongkinh doanh tín dụng ở Chi nhánh:

Về an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là một nội dung cực kỳ quan trọng, cần phải được quan tâm trong hoạt động kinh doanh không chỉ ở Chi nhánh mà ở bất cứ một Ngân hàng nào và bản thân nó quyết định tới khả năng thu nhập lâu bền, thậm chí tới sự tồn tại của mỗi một Ngân hàng.

Trong quá tình nghiên cứu và đề ra những chính sách của Ngân hàng có thể nói an tòn và thu nhập là sức hút của chính sách Ngân hàng. Chính vì vậy, việc đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh rất được coi trọng. Thông qua sự đảm bảo này có thể hạn chế đến mức tồi đa những rủi ro có thể xảy ra bơi vì đảm bảo tín dụng là những yêu cầu đặt ra tạo cho Ngân hàng khả năng được thỏa mãn mọi đồi hỏi nếu khách hàng không trả nợ và các chi phí trong hoạt động kinh doanh của mình. Nói cách khác, bảo đảm tín dụng là thiết lập những cơ sở pháp lý để có thêm một nguồn thu nợ thứ hai ngoài nguồn thu nợ từ hoạt động kinh doanh.

Bảo đảm có thể là bảo đảm đối nhân bao gồm: Bảo lãnh và tín chấp và bảo đảm đối vật bao gồm: Cầm cố và thế chấp tài sản.

Việc áp dụng các đảm bảo khác nhau trong từng trường hợp, cho nên vấn đề là phải tìm ra những hình thức đảm bảo tốt nhất.

* Giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng:

Sau khi giải ngân, một công việc rất quan trọng mà Chi nhánh luôn quan tâm là giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Nếu mục địch của việc nghiêm cứu tình hình tài chính và thẩm định dự án vay của khách hàng là để quyết định xem có cho vay hay không thì việc giám sát quá trình sử dụng vốn là để xem khách hàng có thực hiện đúng các cam kết trước khi vay hay không. Thực tế đôi khi khách hàng cố tình gian lận hoặc cho dù sử dụng đúng mục đích nhưng có những rủi ro bất khả kháng xảy ra khiến khách hàng chỉ có thể tìm các biện pháp tháo gỡ hoặc hạn chế tối đa hậu quả, còn trong các trường hợp khác việc giám sát khách hàng thường xuyên rất có hiệu quả trong việc phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro có thể ngăn chặn và phòng ngừa.

Trong trường hợp người vay sử dụng vốn sai mục đích hoặc trực tiếp hay gián tiếp thấy rằng các khoản vay này sẽ dấn tới nợ quá hạn thì nên thu hồi vốn ngay lập tức cả gốc và lãi. Việc phát sinh nợ quá hạn ở các khách hàng có thể do khách hàng kinh doanh sa sút, hàng hóa bị tồn đọng, thị trường có các dấu hiệu không có lợi cho việc kinh doanh của khách hàng. Đó có thể là điều không mong muốn đối với người vay vốn nhưng Ngân hàng buộc phải bảo đảm an toàn.

* Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và tham gia vào bảo hiểm tiền gửi: - Theo Khoản 1 và 2 Điều 82 Luật các tổ chức tín dụng quy định: Tổ chức tín dụng phải dự phòng rủi ro trong hoạt động Ngân hàng. Khoản dự phòng rủi ro này phải được hoạch toán vào chi phí hoạt động. Việc sử dụng khoản dự phòng rủi ro này có nhiều cách; hoặc thông qua phân loại tài sản “Có” để xử lý trực tiếp vào các khoản rủi ro, hoặc trích lập thành quỹ riêng để xử lý những khoản nợ không đòi được.

Trích lập dự phòng rủi ro đảm bảo an toàn cho Ngân hàng trong các khoản vay. Khi khách hàng vay không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết, Ngân hàng sẽ trích ra một khoản tiền trong dự phòng rủi ro để bù đắp những tổn thất có thể xảy ra.

- Bảo hiểm có vị trí đặc biệt trong hệ thống quản lý rủi ro tín dụng của các Ngân hàng. Cơ sở của bảo hiểm Ngân hàng là các nghĩa vụ chi trả bảo hiểm cho các Ngân hàng khi gặp sự cố rủi ro. Quản lý rủi ro tín dụng và bảo hiểm là các bộ phận không thể thiếu trong quan điểm an ninh kinh tế và ổn định kinh doanh. Bảo hiểm Ngan hàng là một trong những sản phẩm chuẩn đối với các Ngân hàng trên thị trường quốc tế. Ngày 01 tháng 09 năm 1999 Chính phủ đã ra Nghị định 89/1999/NĐ-CP quy định về bảo hiểm tiền gửi và được sửa đổi bổ sung một số điều tại Nghị định 109/2005/NĐ-CP.

* Tăng cường công tác kiểm tra, củng cố hệ thống điều hành:

Việc thiết lập và củng cố hệ thống tự kiểm tra chấp hành pháp luật và các quy định nội bộ về tiền gửi, khoản cho vay, việc thanh toán…kiểm tra thường xuyên hoạt động của Chi nhánh. Đồng thời Chi nhánh còn phải tự tổ chức kiểm toán hoạt động nghiệp vụ trong từng thời ký, từng lĩnh vực, nhằm đánh giá chính xác kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của mình. Tăng cường công tác kiểm tra nhằm kịp thời ngăn chặn những sai phạm trong hoạt động kinh doanh của mình. Thực hiện tốt công tác kiểm tra của bản thân từng Ngân hàng.

Chương III

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Tĩnh (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w