Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Tĩnh (Trang 28 - 33)

I. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (CHI NHÁNH

1.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam:

NHÁNH TẠI HÀ TĨNH):

1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương ViệtNam: Nam:

1.1 Quá trình hình thành:

Vào những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, khi miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ nghĩa xã hội, làm hậu thuẫn cho công cuộc cách mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thì vấn đề thành lập một chế định tài chính chuyên về nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại đã được đặt ra một cách khẩn trương. Ngày 30/10/1962, Hội đồng Chính Phủ đã ban hành Nghị định 114/CP thành lập ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trên cơ sở bộ máy của Cục ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngày 01 tháng 04 năm 1963, Ngân hàng ngoại thương chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là Ngân hàng Nhà nước). Theo quyết định nói trên, Ngân hàng Ngoại thương đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... Ngoài ra, ngân hàng Ngoại thương còn tham mưu cho Ban lãnh đạo ngân hàng nhà nước về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.

Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại Ngân hàng Ngoại thương theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.

1.2 Giai đoạn phát triển:

Trải qua gần 45 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến thời điểm cuối năm 2006, NHNT đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với 58 Chi nhánh, 1 Sở Giao dịch, 87 Phòng Giao dịch và 4 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc; 2 Văn phòng đại diện và 1 Công ty con tại nước ngoài, với đội ngũ cán bộ gần 6.500 người. Ngoài ra, NHNT còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư... Tổng tài sản của NHNT tại thời điểm cuối năm 2006 lên tới xấp xỉ 170 nghìn tỷ VND (tương đương 10,4 tỷ USD), tổng dư nợ đạt gần 68 nghìn tỷ VND (4,25 tỷ USD), vốn chủ sở hữu đạt hơn 11.127 tỷ VND, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% theo chuẩn quốc tế.

Quá trình phát triển của Ngân hàng Ngoại thương đựoc chia làm các giai đoạn chủ yếu:

Giai đoạn 1963-1975:

Trong giai đoạn này, Ngân hàng Ngoại thương đã hoàn thành nhiệm vụ đối nội và đối ngoại độc quyền, tiếp nhận viện trợ nước ngoài phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế ở miền Bắc và phục vụ công cuộc giải phóng miền Nam.

Giai đoạn 1975-1990:

Sau ngày giải phóng miền Nam, Ngân hàng Ngoại thương đã tham gia tiếp quản các ngân hàng cũ, hoàn tất thủ tục pháp lý, thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao với vai trò hội viên của Việt Nam tại IMF, WB, ADB, xác định quyền sở hữu về tài sản quốc gia đối với các tài sản là hàng hoá đặc biệt, ngoại tệ hiện đang ở bên ngoài.

Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế đất nước trước việc bị Mỹ cấm vận, viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa giảm sút, cán cân thanh toán quốc tế luôn bị bội chi, Ngân hàng Ngoại thương đã thực hiện chủ trương mở rộng đầu tư cho xuất khẩu, kiến nghị nhà nước ban hành các cơ chế khuyến khích xuất khẩu, mở rộng dịch vụ ngoại tệ thông qua cơ chế thưởng ngoại tệ, cơ chế cấp quyền sử dụng ngoại tệ góp phần tạo nguồn cung ngoại tệ cho nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu và lương thực.

Giai đoạn 1990-1996:

Ngày 14 tháng 11 năm 1990, Hội đồng bộ trưởng ban hành Chỉ thị số 403/CT chuyển Ngân hàng Ngoại thương theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng bộ trưởng thành Ngân hàng Thương mại Quốc doanh, lấy tên Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, gọi tắt là Ngân hàng Ngoại thương. Cùng với việc Hội đồng nhà nước ban hành Pháp lệnh Ngân hang, hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính ngày 23/5/1990. Ngân hàng Ngoại thương được chính thức chuyển từ một ngân hang chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một ngân hàng thương mại quốc doanh hoạt động đa năng và tự do cạnh tranh với các loại hình ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính khác. Năn 1995, Ngân hàng

Ngoại thương đã tham gia vào hệ thống thanh toán SWIFT và trở thành đầu mối thanh toán quốc tế quan trọng của cả nước.

Giai đoạn 1996-1999:

Giai đoạn này Ngân hàng Ngoại thương tiếp tục đầu tư, phát triển mở rộng các lĩnh vực hoạt động kinh doanh, đi tiên phong trong việcứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng như hoàn thành hệ thống ngân hàng trực tuyến, hệ thông ngân hàng lõi – Core Banking (Vietcombank vision 2010), trở thành viên của tổ chức thanh toán thẻ quốc tê Visa Card, Master Card…Cũng trong giai đoạn này, Ngân hàng Ngoại thương cũng đã tham gia đầu tư vào một loạt các dự án lớn trong các lĩnh vực trọng yếu của đất nước như đường ống Nam Côn Sơn, Đạm Phú Mỹ, Đuôi hơi Phú Mỹ, thuỷ điện Yaly…

Giai đoạn 1999-2006:

Với bề dày kinh nghiệm hoạt động ngân hàng đối ngoại và sau nhiều bước đi quá độ, Ngân hàng Ngoại thương đã từng bước tiếp cận, nhanh chóng thích nghi với nền kinh tế thị trường, giữ vững vai trò chủ lực trong hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam và là Ngân hàng Thương mại hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng Ngoại thương tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo trên thị trường tiền tệ góp phần thực hiện tốt chính sách tiền tệ quốc gia. Thương hiệu Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến như một biểu trưng của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam.

Cũng trong giai đoạn này, Ngân hàng Ngoại thương là một trong những thành viên đầu tiên của nhiều hiệp hội ngân hàng Việt Nam và là thành viên cảu nhiều hiệp hội tài chính khác như hiệp hội ngân hàng châu Á (ABA), tổ chức thanh toán thẻ quốc tế Amex Eps năm 2002. Tính đến thời điểm hiện tại, Ngân hàng Ngoại thương đã có quan hệ ngân hàng đại lý với khoảng 1.200 ngân hàng và định chế tài chính tại 85 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ tố các yêu cầu của khách hang trên phạm vi toàn cầu. Ngoài ra Ngân hàng Ngoại thương

còn là Ngân hàng Thương mại duy nhất tại Việt Nam được tạp chí “The Banker” _ tạp chí ngân hàng hàng uy tín trong giới tài chính quốc tế của Anh quốc bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất của Việt Nam” liên tục trong 5 năm 2000-2004.

Để có đủ điều kiện hội nhập kinh tế và chuẩn bị quá trình triển khai cổ phần hoá, từ cuối năm 1999, Ban lãnh đạo Ngân hàng ngoại thương đã xây dựng chiến lược phát triển tới năm 2010 với mục tiêu trở thành một Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng hoạt động đa năng, kết hợp bán buôn với bán lẻ, đa dạng hoá dịch vụ ngân hang, giữ vị trí hang đầu tại Việt Nam và phấn đấu trở thành ngân hàng quốc tế trong khu vực. Nhằm cụ thể hoá chiến lược phát triển nói trên, Ngân hàng Ngoại thương đã xây dựng đề án tái cơ cấu Ngân hàng Ngoại thương giai đoạn 2001-2005 được chính phủ phê duyệt tai Quyết định số 162/2001/QĐ-TTg ngày 23 tháng 10 năm 2001. Mục tiêu cơ bản của đề án bao gồm: (i) nâng cao năng lực tài chính; (ii) mở rộng hoạt động kinh doanh; (iii) hiện đại hoá cppng nghệ và phát triển sản phẩm mới: và (iv) xây dựng mô thức quản lý hiện đại, đặc biệt là trong công tác quản trị rủi ro và kiểm tra, kiểm toán nội bộ.

Sau 05 năm thực hiện đề án tái cơ cấu, đến nay, Ngân hàng Ngoại thương đã hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đề ra thông qua việc: (i) xử lý về cơ bản nợ xấu và từng bước nâng cao năng lực tài hcính; (ii) đa dạng hoá các sản phảm dịch vụ, mở rộng hoạt động kinh doanh nhằm tiến tới xây dựng Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng; (iii) tạo dựng một nền tảng công nghệ hiện đại, nâng cao trình độ quản lý toàn hệ thống, phát triển sản phẩm mới, mở rộng tiện ích cho khách hang; và (iv) và từng bước áp dụng các mô thức quản lý theo chuẩn mực quốc tế thông qua việc cơ cấu lại tổ chức, phát triển mạng lưới, ứng dụng các chuẩn mực quản lý tốt nhất.

Giai đoạn 2006 đến nay:

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng diển biến khá thuận lợi, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã gặt hái kết quả rất khả quan trong năm 2006. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tiếp tục thực hiện mục tiêu chiến lược và nâng cao chất lượng lao động, chuẩn bị tiền đề vững chắc

cho việc cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương trong năm 2007. Ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp quản trị thanh khoản, quản trị lãi suất, quản trị rủi ro và cải thiện chất lượng tín dụng nhằm bảo đảm mục tiêu an toàn và hiệu quả trong kinh doanh vốn và tăng trưởng tín dụng. Nhiều sản phẩm linh hoạt và hấp dẫn được đưa ra nhằm thu hút tiền gửi ngoại tệ từ các khách hang là tổ chức kinh tế. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khách hang bán lẻ cũng được đặc biệt quan tâm với nhiều sản phẩm tín dụng, dịch vụ thanh toán, tiết kiệm linh hoạt đáp ứng nhu cầu đa dạng của từng nhóm khách hang.

Trong năm 2007, bên cạnh việc tập trung nguồn lực để thực hiện nhiệm hang đầu là cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng vẫn duy trì vị thế dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng Ngoại thương được trao tặng giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2006 do thời báo kinh tế và Cục xúc tiến Bộ Thương mại tổ chức. Đặc biệt thương hiệu Vietcombank được lọt vào top ten (mười thương hiệu mạnh nhất) trong số 98 thương hiệu đạt giải. Đây là lần thứ 3 liên tiếp Vietcombank được trao tặng giải thưởng này.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Tĩnh (Trang 28 - 33)