Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Tĩnh (Trang 47 - 49)

II. THỰC TIỄN RỦI RO KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

2.3.2Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan:

1. Thực tiễn rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Tĩnh

2.3.2Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan:

- Rủi ro do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay:

Phần lớn các khách hàng quan hệ tín dụng tại các Ngân hàng thương mại đều có phương án kinh doanh cụ thể, khả thi, mạng lại hiệu quả không những cho doanh nghiệp mà còn cho cả ngân hàng. Tuy nhiên, những vụ việc phát sinh từ một số ít

những doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản đã để lại những hậu quả hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của cán bộ và ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác.

Ngoài ra, một thực tế hiện này đã cho thấy phần lớn các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, chủ yếu tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít có doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Một khi quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý thì những rủi ro dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi là rất lớn, mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế.

Bên cạnh đó, sự minh bạch về sổ sách kế toán của doanh nghiệp vẫn còn là một khó khăn rất lớn đối với cán bộ ngân hàng trong công tác thẩm định năng lực tài chính của khách hàng vay vốn. Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp đôi khi chỉ thể hiện tính hình thức hơn là thực chất. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn chú trọng phần tài sản đảm bảo như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng.

- Rủi ro do các nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay:

Công tác kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra Ngân hàng Nhà nước ở tính thời gian vì sự nhanh chóng, kịp thời và sâu sát của kiểm tra viên do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Kiểm tra nội bộ nên được phát huy về bản chất hơn tính hình thức và phải được xem như là hệ thống”giảm phanh” của cỗ xe tín dụng. Tín dụng càng tương trưởng với vận tốc lớn thì hệ thống này càng phải an toàn, hiệu quả mới có thể tránh cho cỗ xe lao đi trước những rủi ro vốn luôn tồn tại trên con đường đi tới.

Vấn đề con người cũng cần chú trọng nâng cao tinh thầnh đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tình trạnh một số cán bộ tín dụng tiếp tay với khách hàng làm giả hồ sơ vay, nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng đã tồn tại trên thực tế và để lại những hậu quả nghiêm trọng, gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín ngân hàng.

Việc giám sát và quản lý nợ sau khi cho vay cũng là một trong những công cụ hữu ích góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng. Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo được hoàn trả. Đây cũng là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ làm công tác tín dụng nói riêng, và của ngân hàng nói chung. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay không những để tuân thủ các điều khoản đã đề ra trong hợp đồng tín dụng đã ký mà còn là điều kiện để tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên, do tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ ngân hàng, cũng như do hệ thống quản lý thông tin của doanh nghiệp còn lạc hậu, không cung cấp kịp thời những thông tin mà ngân hàng yêu cầu, vì vậy, công tác kiểm tra sau cho vay vẫn chưa được thực hiện tốt.

Sự hợp tác của các Ngân hàng thương mại chưa thực sự chặt chẽ cũng là nguyên nhân gián tiếp gây ra những rủi ro trong hoạt động tín dụng. Một khách hàng vay vốn tại nhiều ngân hàng khác nhau nhưng khả năng tài chính để trả được nợ vay phải là một con số cụ thể và có giới hạn tối đa. Nếu do thiếu sự trao đổi thong tin, dẫn đến nhiều ngân hàng cho vay cùng một khách hàng dẫn đến mức vượt quá giới hạn tối đa này thì rủi ro chia đều cho tất cả chứ không chừa một ngân hàng nào.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Tĩnh (Trang 47 - 49)