Hoạt động tín dụng tại Chi nhánh:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Tĩnh (Trang 37 - 43)

II. THỰC TIỄN RỦI RO KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

1.1.1Hoạt động tín dụng tại Chi nhánh:

1. Thực tiễn rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Tĩnh

1.1.1Hoạt động tín dụng tại Chi nhánh:

Những kết quả đạt được trong hoạt động của Chi nhánh trong những năm vừa qua:

- Đã xây dựng được đội ngũ cán bộ tín dụng có chất lượng, trình độ nghiệp vụ cao:

Chi nhánh đã coi việc xây dựng tổ chức bộ máy và công tác cán bộ là nhiệm vụ cấp bách, quán trọng và là nhiệm vụ chiến lược lâu dài. Để có được một đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo dức nghề nghiệp tốt, có trình độ chuyên môn giỏi, thì Chi nhánh đặt vấn đề chất lượng cán bộ lên hàng đầu, tuyển dụng đến đâu, đào tạo nghiệp vụ ngay đến đó, vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu công việc hiện tại và phục vụ cho kế hoạch phát triển trong tương lai. Đi đôi với việc tuyển dụng đảm bảo chất lượng, việc bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ được quan tâm đúng mức. Hàng trăm lượt cán bộ đã được cử đi đào tạo qua các lớp như Cao học, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn…Vì vậy, số lượng và chất lượng cán bộ liên tục được nâng lên. Đến nay, số lượng cán bộ Chi nhánh đã tăng lên 4 lần, với tuổi đời bình quân 33, trong đó có 74%có trình độ đại học, 80%có trình độ cơ bản về vi tính, ngoại ngữ…

- Tích cực huy động vốn cho vay, đáp ứng tốt các nhu cầu về vốn tín dụng của nền kinh tế địa phương:

Với đặc điểm hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn. Thấy rõ được điều đó, Chi nhánh đã đề ra nhiệm vụ quan trọng là tích cực huy động vốn để cho vay, đáp ứng tốt các nhu cầu về vốn tín dụng của nền kinh tế địa phương. Nhờ nắm bắt sâu sát tình hình, đặc điểm vè môi trường kinh doanh, Chi nhánh đã tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp huy động vốn như: Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn

cả bằng tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ; tích cực mở rộng và phát triển các dịch vụ Ngân hàng tới mọi đối tượng khách hàng, ứng dụng các công nghệ Ngân hàng tiên tiến, đẩy mạnh thực hiện chính sách khách hàng, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tạo lập phong cách giao tiếp, phục vụ cởi mở, tận tình và tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng trong quan hệ, giao dịch…nên đã thu hút số lượng khách hàng ngày càng nhiều và thị phần huy động vốn không ngừng được mở rộng. Đến cuối năm 2003, tổng nguồn vốn huy động tại chỗ đạt trên 500tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 55%.

- Hoạt động đầu tư tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Hà Tĩnh đã trở thành bà đỡ đắc lực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Chi nhánh luôn tích cực tìm kiếm và tiếp xúc với khách hàng để xem xét, thẩm định các dự án; tạo thuận lợi cho khách hàng trong quan hệ vay vốn; có chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng; mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh…nên dư nợ cho vay và chất lượng tín dụng ngày càng được nâng lên. Cơ cấu dư nợ ch vay ngày càng chuyển bién tích cực theo hướng tăng tủ trọng cho vay trung, dài hạn(từ 6%năm 1994 lên 39%cuối năm 2003)và tỷ trọng cho vay kinh tế ngoài quốc doanh(từ 10%năm 1994 lên 25%cuối năm 2003). Doanh số cho vay năm sau cao hơn năm trước, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 30%. Đến cuối năm 2003, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt gần 450tỷ đồng. Điểm nổi bật trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh là việc đa dạng hóa các hình thức cho vay, đối tượng cho vay. Từ chỗ hoạt động cho vay tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp Nhà nước hoạt đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại và dịch vụ, đến nay đã vươn tới tất cả các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của mọi thành phần kinh tế từ cho vay kinh doanh thương mại, du lịch, dịch vụ, vận tải… Mặc dầu môi trường kinh doanh gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp vốn tự có bé, hiệu quả kinh doanh đạt thấp nên rủi ro tín dụng trong hoạt động của Chi nhánh lớn. Nhưng với sự năng động, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành và sự phấn đấu tích cực của đội ngũ cán bộ nghiệp vụ nên đã hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, chất

lượng tín dụng ngày càng được nâng lên, tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng giảm. Đến cuối năm 2003, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 1.18% tổng dư nơk.

- Phát triển các công tác thanh toán và dịch vụ, hàng loạt các chương trình, đề án công nghệ đã được Chi nhánh triển khai đem lại cho khách hàng nhiều cơ hội tốt trong kinh doanh. Trong đó phải kể đến mạng thanh toán viễn thông quốc tế, chương trình Ngân hàng bán lẻ, chương trình quản lý vốn, chương trình quản lý tín dụng, thực hiện bảo mật thông tin về khách hàng và bảo quản chữ kí về khách hàng trên mạng máy tính phục vụ cho giao dịch gửi tiền một nơi, rút ở nhiều nơi.

- Là Ngân hàng duy nhất trên địa bàn trực tiếp thực hiện các dịch vụ ngân hàng đối ngoại, Chi nhánh tích cực tham mưu, tư vấn cho khách hàng trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, lựa chọn đối tác kinh doanh, đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng về các nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại như mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, mở và thanh toán Thư tín dụng…Hầu hết hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong tỉnh đểu được thực hiện qua Chi nhánh với doanh số bình quân hàng năm xấp xử 40 triệu USD, bao gồm các mặt hàng chủ yếu như khoáng sản, lạc nhân, chè…Tuy doanh số chưa lớn, nhưng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu luôn đảm bảo an toàn, chính xác và kịp thời, không để xảy ra sai sót, nhầm lẫm đã được sự tín tưởng tuyết đối của khách hàng khi đến với Chi nhánh.

Cùng với việc vay vốn đối với các đối tượng đi xuất khẩu lao động, Chi nhánh đã tạo thuận lợi tối đa để phục vụ các khách hàng có người thân đi lạo động ở nước ngoài chuển tiền về nước nên lượng kiều hối được Chi nhánh chi trả càng lớn, chỉ tính riêng trong năm 2003 đạt gần 10 triệu USD. Chấp hành nghiêm túc các quy định của Nhà nước, của ngành về quản lý ngọai hối, về mua bán ngoại tệ, về tỷ giá. Thực hiện kinh doanh ngoại tệ có hiệu quả, góp phần bình ổn tỷ giá ngoại tệ trên địa bàn, đáp ứng kịp thời các nhu cầu về giao dịch ngoại tệ của khách hàng.

Tình hình hoạt động tín dụng của Chi nhánh được cụ thể:

Bám sát định hướng hoạt động và sự chỉ đạo của ban lãnh đạo Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh đã triển khai và tổ chức có hiệu quả các giải pháp để tăng trưởng nguồn huy động vốn tại địa bàn như điều chỉnh lãi suất phù

hợp với mặt bằng lãi suất huy động vốn của các Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng trên địa bàn; đẩy mạnh hoạt động thông tin, quảng bá các sản phẩm dịch vụ tới khách hàng; thực hiện có hiệu quả các chương trình khuyến mãi; các đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi VND và USD của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Miễn phí phát hành thẻ Vietcombank Connect24 cho các tổ chức, cá nhân…

Bảng 1:Kết quả huy động vốn: Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1.TG thanh toán 91 81 141,4 Tỷ trọng (%) 18 16,4 20,4 2.TG có kì hạn 424 412 552,2 Tỷ trọng (%) 82 83,6 79,6 3.Tổng 515 493 693,6

Qua bảng trên ta thấy tỷ trọng huy động vốn giữa các năm không tăng đáng kể, chứng tỏ hoạt động huy động vốn của Chi nhánh là rất ổn định. Trong cơ cấu nguồn huy động của Chi nhánh thì nguồn chủ yếu là nguồn tiền gửi tiết kiệm.

Tuy nhiên có thể thấy rằng kết quả huy động vốn của năm 2005 và 2006 giảm đi, có hiện tượng đó là do năm 2006, Chi nhánh Ngoại thương Hà Tĩnh tách thành hai Chi nhánh: Chi nhánh Hà Tĩnh và Chi nhánh Xuân An của huyện Nghi Xuân, do đó kết quả huy động vốn giữa hai năm giảm đi.

Bảng 2: Doanh số cho vay:

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

1.Cho vay DNNN 310 567 607

2.Cho vay tiêu dùng 337 693 911

Tỷ trọng(%) 52 55 60

3.Tổng 647 1.260 1.518

Doanh số cho vay giữa các năm tăng cao, có được điều đó là nhờ sợ nỗ lực của cán bộ nhân viên trong công ty. Qua bảng trên ta có thể thấy rõ hoạt động cho vay của Chi nhánh đối với các doanh nghiệp Nhà nước giảm dần, nguyên nhân là trước năm 2005, doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước lớn hơn cho vay tiêu dùng, tuy nhiên hoạt động của các doanh nghiệp này là kém hiệu quả, thua lỗ, tài chính yếu kém làm cho tỷ trọng giữa hai năm này giảm mạnh, từ 65% năm 2004 xuống còn 48% năm 2005. Do vậy, phương hướng của Chi nhánh trong những năm tới là vẫn duy trì việc đầu tư tín dụng đối với các Doanh nghiệp Nhà nước tuy nhiên có sự lựa chọn, và hạn chế đầu tư vào các Doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh thua lỗ, kém hiệu quả.

Dư nợ của Ngân hàng được tính theo hai chỉ tiêu là dư nợ theo thời gian và dư nợ theo loại tiền.

Bảng 3: Hiệu suất sử dụng vốn: Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1.Tổng nguồn vốn huy động 515 493 693,6 2.Tổng dư nợ 523 554 860,6 3.Hiệu suất sử dụng vốn(%) 101,5 112,4 124

Quan bảng trên ta có thể nhận thấy hiệu suất sử dụng vốn ở Chi nhánh là rất cao. Có được thành công đó là nhờ sự nỗ lực của cán bộ tín dụng trong Chi nhánh. Qua các năm Chi nhánh luôn du trì việc thực hiện tốt quy trình cho vay trên địa bàn. Đảm bảo thủ tục nhanh gọn, thuận tiện, công khai các điều kiện và lãi suất cho vay đối với từng loại hình tín dụng để khách hàng nghiên cứu, tham khảo và lựa chọn; kết hợp đi sâu nắm bắt nhu cầu vốn, triệt để khai thác các dự án đầu tư khả thi, cùng với

việc đổi mới phong cách giao tiếp: vui vẻ, hòa nhã, tôn trọng sự lựa chọn của khách hàng trong quan hệ tín dụng, tạo điều kiện cho khách hàng tiết kiện được thời gian và chi phí trong quá trình giao dịch. Nhờ vậy mà hoạt động cho vay của Chi nhánh tăng đều qua các năm.

Bảng 4: Dư nợ theo thời gian:

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1.Dư nợ NH 288 313 434 Tỷ trọng (%) 55 58,84 50,4 2.Dư nợ T&DH 235 241 426,6 Tỷ trọng (%) 45 41,16 49,6 3.Tổng 523 554 860,6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng trên ta thấy tình hình dư nợ theo thời gian của Chi nhánh khác với các Chi nhánh Ngân hàng trên địa bàn, do tỷ trọng dư nợ Ngắn hạn so với Trung và dài hạn tương đương nhau. Nguyên nhân là do việc Chi nhánh đầu tư vào các dự án lớn,có tính chiến lược do đó tỷ trọng cho vay Trung và dài hạn là rất cao. Điển hình là năm 2007, Chi nhánh mở rộng đầu tư tín dụng đối với các dự án và các khách hàng mới như: đồng tài trợ 70 tỷ đồng cho dự án Nhà máy liên hợp Gang thép tại khu kinh tế Vũng Áng công suất 500.000 tấn/ năm của Công ty Cổ phần Gang thép Hà Tĩnh, đồng tài trợ 14,9 triệu USD cho dự án phóng Vệ tinh cho tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; cho vay mua sắm đầu tư máy móc, thiết bị đối với các doanh nghiệp Công ty cổ phần xây dựn 269 số tiền 10 tỷ đồng, Công ty Đại Hiệp 7 tỷ đồng, Công ty cổ phần xây dựng 412 số tiền 6 tỷ đông.

Bảng 5: Dư nợ theo loại tiền:

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2005 2006 2007

Dư nợ Dư nợ 2004/2003 Dư nợ 2007/2006

1.VND 433 451 104 623 138

Tỷ trọng (%) 83 81,4 72,4

2.Ngoại tệ quy đổi 90 103 114 237,6 230

Tỷ trọng (%) 17 18,6 27,6

3.Tổng 523 554 106 860,6 155

Qua bảng trên có thể thấy được tỷ trọng lượng ngoại tệ quy đổi của Chi nhánh so với các tổ chức khác trên địa bàn là rất cao. Bởi hoạt động ngoại tệ là một thế mạnh của Ngân hàng Ngoại thương, do đó hoạt động cho vay bằng ngoại tệ tại Chi nhánh được phát triển rất sớm. Đặc biệt năm 2007, lượng kiều hối gửi về địa bàn là rất lớn, có thể thấy qua việc Chi nhánh cho vay bằng ngoại tệ năm 2007 tăng vọt, từ 103 năm 2006 lên 237,6 năm 2007.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Tĩnh (Trang 37 - 43)