Hoạt động rủi ro tín dụng tại Chi nhánh:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Tĩnh (Trang 43 - 45)

II. THỰC TIỄN RỦI RO KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

1.1.2Hoạt động rủi ro tín dụng tại Chi nhánh:

1. Thực tiễn rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Tĩnh

1.1.2Hoạt động rủi ro tín dụng tại Chi nhánh:

Bảng 6: Bảng tình hình nợ quá hạn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Nợ quá hạn 11.300 4.600 22.900 Tổng dư nợ 523.000 554.000 860.600 Tỷ lệ NQH/TDN (%) 2.1 0.83 2.6

Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Hà Tĩnh tăng giảm không tuân theo tỷ lệ tăng của tổng dư nợ. Năm 2005 nợ quá hạn đến 31-12-2005 là 11.300 trđ, chiếm 2.1%tổng dư nợ. Đây là một tỷ lệ tương đối cao. Năm 2006 nợ quá hạn tính đến cuối năm đạt 4.600 Trđ do đã xử lý thu hồi gần hết, do đó tỷ lệ nợ quá hạn là 0,83%. Năm 2007 nợ quá hạn là 22.900 chiếm 2,6% tổng dư nợ. Đây là tỷ lệ cao nhất trong 3 năm qua, do đó chỉ tiêu mà Chi nhánh đã đề ra cuối năm 2007 là tỷ lệ nợ quá hạn trong năm 2008 dưới mức 2%.

Bảng7: Dư nợ phân theo thời gian cho vay:

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ %

Dư nợ ngắn hạn 288 55 313 58,84 434 50,4

Dư nợ T&DH 235 45 241 41,16 426 49,6

Tổng dư nợ 523 554 860,6

Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ dư nợ ngắn hạn và trung&dài hạn so với tổng dư nợ là tương đương nhau. Có tỷ lệ đó nguyên nhân là do những món vay ngắn hạn hầu hết nhằm mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt hộ sản xuât. Nhiệm vụ của Ngân hàng Ngoại thương là cho vay nhằm khai thác các nguồn hàng xuất khẩu, cho vay mở rộng dịch vụ như vận tải, bảo hiểm, dịch vụ cung ứng tàu biển… Có thể nhận thấy các doanh nghiệp khi tham gia vào các hoạt động đó đều vay các khoản vay trung và dài hạn. Đối với các khoản vay ngắn hạn hầu hết nhằm kinh doanh nông nghiệp và thủy sản, do đó việc cho vay các khoản vay ngắn hạn sẽ ít hơn và sẽ tập trung nhiều ở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. Một ví dụ điển hình là năm 2005: Nông nghiệp và lâm nghiệp đạt 48 tỷ đồng chiếm 11% tổng dư nợ, thủy sản 10% chiếm 2,3%, công nghiệp khai thác và chế biến 30 tỷ đồng chiếm 6,4%, xây dựng cơ bản 195 tỷ đồng chiếm 45,2%, kinh doanh thương

mại và dịch vụ 150 tỷ đồng chiếm 34,6%. Việc tỷ trọng giữa dư nợ ngắn hạn và trung&dài hạn xấp xỉ nhau sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng ở Chi nhánh sẽ tăng cao, do hoạt động ngắn hạn vốn cho vay không lớn và chi làm nhiều món vay dẫn đến rủi ro tín dụng trong các khoản vay này được phân ra ở nhiều thành phần kinh tế.

Bảng 8: Tình hình trích quỹ dự phòng rủi ro Đơn vị: Triệu đồng 2005 2006 2007 Tổng dư nợ 523.000 554.000 860.600 Trích dự phòng RR 10.170 3.500 19.576 Nợ quá hạn 11.300 4.600 22.900 TPRR/TDN (%) 2,1 3,1 2,6 TPRR/NQH (%) 90 76.1 85,5

Thực hiện Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng. Theo đó, tỷ lệ trích lập dự phòng đối với các món nợ được phân thành 5 nhóm: Nhóm 1: 0%, nhóm 2: 5%, nhóm 3: 20%, nhóm 4: 50%, nhóm 5: 100%. Qua bảng trên ta có thể thấy được Chi nhánh trích dự phòng rủi ro so với tổng dư nợ là khá cao. Do tình hình hoạt động của các Doanh nghiệp cho vay tương đối ổn định tuy nhiên Chi nhánh rất thậnt trọng trong hoạt động rủi ro.

Tỷ lệ trích dự phòng rủi ro trên nợ quá hạn là rất cao. Năm 2005 là 90%, năm 2006 là 76,1% và năm 2007 là 85,5%. Đặc biệt năm 2006 do xử lý tốt các khoản nợ khi đến hạn, do đó trong năm 2006 Chi nhánh không sử dụng từ quỹ rủi ro tín dụng đã trích lập để xử lý rủi ro đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Tĩnh (Trang 43 - 45)