ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Tĩnh (Trang 54 - 58)

TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:

1. Về pháp luật rủi ro tín dụng:

1.1 Những mặt đã đạt được:

- Vào những năm 96-97 hàng loạt vụ án kinh tế xảy ra liên quan đến các hoạt động Ngân hàng đã gây ảnh hưởng không nhỏ. Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước đã đề ra hàng loạt các biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các Ngân hàng, đồng thời ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể các lĩnh vực hoạt động tín dụng. Cụ thể, gần đây Ngân hàng Nhà nước đã ban hành một số văn bản: Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về giao dịch bảo đảm, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc ban hành Quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng, Chỉ thị số 02/2005/CT-NHNN ngày 20/04/2005 về việc nâng cao chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn và kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống; Chỉ thị số 02/2006/CT-NHNN ngày 23/05/2006 về việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các TCTD…

- Ban hành Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm thay thế cho Nghị định 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng đã giải quyết được một số vướng mắc đối với các Ngân hàng trong hoạt động co vay. Cụ thể:

Sự ra đời của Nghị định 163 đã tập trung thống nhất quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong đó có nghĩa vụ bảo đảm tiền vay thành một văn bản và xóa bỏ được tình trạnh tồn tại song song hai Nghị định của Chính phủ cùng điều chỉnh một quan hệ bảo đảm tiền vay: Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 Hướng dẫn thực hiện Bộ luật Dân sự năm 1995 và Nghị định 178 hướng dẫn thực hiện Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997

Nghị định 163 đã mở rộng các biện pháp bảo đảm bao gồm: Cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh và tín chấp. Trước đây Nghị định 178 chỉ qui định biện pháp cầm cố, thế chấp, bảo lãnh.

Xuất phát từ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định 178 và căn cứ vào quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Nghị định 163 đã không quy định việc mua bảo hiểm đối với tài sản bảo đảm và tài sản không có tranh chấp là điều kiện bắt buộc của tài sản bảo đảm mà chỉ quy định tài sản được dùng để cầm cố, thế chấp để bảo đảm tiền vay phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc bên thứ ba được phép giao dịch. Do vậy, các tổ chức tín dụng không còn phải mất hời gian đi tìm hiểu thực trạng tài sản có tranh chấp hay không và tra cứu văn bản pháp luật về điều kiện bảo hiểm đối với tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, trong những trường hợp cụ thể, các bên vẫn có thể thỏa thuận áp dụng một hoặc cả hai điều kiện trên trong giao dịch bảo đảm, miễn sao điều kiện đó có tính khả thi, thực hiện được trên thực tế và bảo đảm an toàn vốn vay cho Ngân hàng, không làm ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của khách hàng.

Về phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, Nghị định số 163 không quy định về phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự mà chỉ quy định phạm vi bảo đảm trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ. Trong trường hợp này, các bên có thể thỏa thuận tài sản bảo đảm có giá trị nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nhờ có quy định này mà tổ chức tín dụng đã chủ động hơn trong việc cấp tín dụng cho khách hàng có bảo đảm bằng tài sản và káhch hàng cũng có nhiều cơ hội hơn trong việc vay vốn Ngân hàng để phát triển sản xuất kinh doanh khi giá trị tài sản bảo đảm thấp hơn vốn vay hoặc vay vốn không có bảo đảm bằng tài sản mà phải thực hiện biện pháp bảo đảm bổ sung.

- Ban hành Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 về việc ban hành Quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của Tổ chức tín dụng và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 04 năm 2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số

điều của Quyết định 493, nợ của các Ngân hàng thương mại được chia thành 5 nhóm: vơi nợ từ loại 3 đến loại 5 là nợ xấu; còn nợ nhóm 1-nợ thông thường- trích dự phòng 0%,nợ nhóm 2- nợ cần chú ý- trích dự phòng 5%. Đây là một bước tiến mới với cách phân nhóm nợ theo Quyết định 493 đã tiến gần tời những chuẩn mực quốc tế, đó là các loại nợ với mức rủi ro khác nhau đã gắn liền với tỷ lệ trích dự phòng khác nhau, bước đầu tạo nên quỹ dự phòng đủ lớn để xử lý tổn thất.

1.2 Những hạn chế trong quá trình ban hành các văn bản pháp luật hiện hành:

- Nghị định 493/2005/QĐ-NHNN đã tháo gỡ được một số vướng mắc trong hoạt động tín dụng của các Ngân hàng, tuy nhiên qua quá trình thực thi đã bộc lộ mốt số hạn chế:

Quyết định 493 chỉ giới hạn việc Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản cho vay có tài sản đảm bảo, cho thuê tài chính. Phần phân loại nợ và xử lý rủi ro đối với các khoản cho vay không có bảo đảm bằng tài sản thì Quyết định chưa đề cập đến. Do đó, đối với các khoản vay không có tài sản bảo đảm như: Cho vay theo chỉ định của Chính phư, cho vay hộ nghèo bằng tín chấp…Những khoản vay đó làm cho các Ngân hàng bị động trong việc xử lý và gây ra tổn thất rủi ro không nhỏ.

Theo khoản 3 Điều 6 của Nghị định:” Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một (01) khoản nợ với tổ chức tín dụng mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì tổ chức tín dụng bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.” Tuy nhiên trong điều kiện cơ chế hiện nay còn cho phép một khách hàng có thể vay ở nhiều Ngân hàng khác nhau và ở nhiều địa bàn hành chính khác nhau, do đó việc áp dụng quy định trên là không còn phù hợp.

- Về Nghị định quy định về Bào hiểm tiền gửi: Chính phủ đã ban hành Nghị định 89/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 1999 về bảo hiểm tiền gửi, Nghị định 109/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 08 năm 2005 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 89/1999/NĐ-CP. Trong quá trình thực hiện đã bộc lộ được nhiều ưu điểm, tuy nhiên không thể tránh khỏi những vướng mắc cần được xử lý. Cụ thể:

Nghị định 89 và Nghị định 109 chưa quy định một chức năng hết sức quan trọng đó là việc tổ chức bảo hiểm tiền gửi tham gia vào việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Ở một số nước phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản…tổ chức bảo hiểm tiền gửi tham gia vào việc tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng thông qua các nghiệp vụ Ngân hàng như tiếp nhận và xử lý, mua lại nợ…đã giúp cho các Ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ mang lại hiệu quả với chi phí thấp, không gây ra đổ vỡ dây chuyền.

Một vấn đề bất cập hiện đối với các tổ chức bảo hiểm tiền gửi là thẩm quyền xử lý đối với các vi phạm về quy định thông tin báo cáo và quy định về an tòan trong hoạt động Ngân hàng là chưa cao. Cụ thể đó là ở Điều 12 Nghị định 89 có quy định” Nếu phát hiện tổ chứuc tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm các quy định về an toàn tron hoạt động Ngân hàng dẫn đến nguy cơ mất khả năng chi trả, thất thoát lớn về tài sản hoặc có tác động nghiêm trọng tới các tổ chức tín dụng khác, thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi có quyền yêu cầu tổ chứuc tham gia bảo hiểm tiền gửi có biện pháp chấn chỉnh, đồng thời báo cáo bằng văn bản với Ngân hàng Nhà nước có biện pháp xử lý khẩn cấp. Như vậy thẩm quyền của các tổ chức bảo hiểm tiền gửi chỉ dừng lại ở mức” kiếm nghị cơ quan có thẩm quyền” nên tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có thể thực hiện hoặc không thực hiện.

2. Thực tiền pháp luật tại các ngân hàng thương mại:

Hiện này, nguồn thu của các Ngân hàng thương mại, đặc biệt là các Ngân hàng thương mại nhà nước, chủ yếu từ các nghiệp vụ tín dụng truyền thống. Các Ngân hàng thương mại Nhà nước chủ yếu cho vay các tổng công ty nhà nước mà thực lực tài chính rất yếu kém. Thực trạng cho vay với mức dư nợ tới 35 - 40% vào một nhóm khách hàng đang báo động “đỏ” về chất lượng tín dụng. Trong đó, điển hình là các tổng công ty thuộc ngành xây dựng, giao thông vận tải với công nợ lên tới 11 ngàn tỷ đồng mà trong đó, theo báo cáo của Bộ Tài chính, có trên 90% khoản nợ nói trên thuộc vốn vay của NHTM. Nhiều chương trình kinh tế, mà chính sách cho vay của các NHTM buộc phải hướng theo, nhưng kết cục không hiệu quả như đánh bắt xa bờ, mía đường, cà phê Arabica... Hai vụ doanh nghiệp FDI phá sản đột

ngột ở thành phố Đà Nẵng trong năm 2006 và tháng 5/2007 vừa qua đã cảnh báo có

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Tĩnh (Trang 54 - 58)