Giải pháp cho việc sử dụng vốn đầu tư phát triển DNNN 3.2.1 Tăng cường giám sát , quản lý phần vốn được dầu tư

Một phần của tài liệu Nguồn vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. Thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước (Trang 63 - 68)

Về cơ cấu vốn trong doanh nghiệp bao gồm nhiều nguồn như nguồn vốn chủ sở hữu, vốn được bổ sung từ lợi nhuận hàng năm, các quỹ của xí nghiệp, vốn đi vay của các tổ chức tín dụng; vốn đi chiếm dụng của khách hàng. Mỗi loại vốn phản ánh tính chất và nguồn hình thành khác nhau. Thực tế hiện nay cần đi sâu xem xét công tác quản lý vốn của DN chủ yếu là các loại vốn trong thanh toán như công nợ phải thu; các khoản nợ phải trả trong đó có nợ vay ngân hàng. Bởi lẽ những khoản nợ này chiếm tỷ trọng lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu công tác quản lý tốt thì khả năng phát sinh những khoản nợ này chỉ tồn tại trong thời gian nhất định và ngược lại nếu công tác quản lý yếu kém (nợ từ các năm trước chuyển sang) thì công nợ sẽ tăng lên. Vấn đề đặt ra là không cho phép DN để khách hàng chiếm dụng vốn lâu ngày, chỉ được phép chiếm dụng trong thời hạn cho phép khoảng trong vòng 1 tháng (khoảng 30 ngày).

- Nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ các bộ quản ký điều hành

- Sửa đổi bổ sung cơ chế chính sách phù hợp với quá trình sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước

- Khuyến khích hình thức thuê người quản lý điều hành, đồng thời gắn hiệu quả sử dụng đồng vốn với quyền hạn và nhiệm vụ thông qua hưpi đồng kinh tế.

-Tăng cường quản lý ,giám sát, phàn vốn được đầu tư: ban hành các cơ chế giám sát, thực hiện rà soát một cách nghiêm ngặt, có hiệu qủa

- Dung quyền của cổ đông đưa các doanh nghiệp có đủ điều kiện tham gia thị trường chính khoán tạo ra một kênh minh bạch thông tin, tạo sự giám sát mạh mẽ của xã hội đối với các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về chính khoán

- Rà soát, kiểm soát và có phương án cơ cấu lại vốn đang đầu tư tại các DNNN - Thực hiện công khai minh bạch và tuân thủ nghuyên tắc thị trường trong quá trình hoạt động đầu tư

- Nhà nước cần sớm nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cơ chính trong việc quản lý vốn đầu tư tại các DNNN

3.2.2. Khai thác triệt để nguồn vốn bên trong doanh nghiệp.

Để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn, cần tìm nghuồn vốn tập trung vốn cho cho DNNN.Trong đó , cần khai thác triệt để nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: từ lợi nhuận dể lại , từ các quỹ. Để có dược điều này cần thiết nhất các DNNN phải hoạt động kinh doanh có lãi, có hiệu quả , lợi nhuận đạt dược phải cao đặc biệt trong những ngành lĩnh vực có tích chất quan trọn. Và từ đó có sự quản lý doanh thu, chi phi và phân phối lợi nhuận một cách hợp lý:

* Quản lý doanh thu ,chi phí

- Cơ chế quản lý chi phí của doanh nghiêp theo hướng mở rộng quyền của người quản lý và điều hành doanh nghiêp trong việc quyết định các khoản chi phí, trên cơ sở trách nhiệm rõ ràng, cụ thể.

- Xây dựng và ban hành cơ chế kiểm soát chi phí của các doanh nghiệp trong các ngành có lợi thế hoặc độc quyền, chống việc lợi dụng những lợi thế, độc quyền để tạo nên những đặc quyền, đặc lợi.

* Phân phối lợi nhuận

- Cần khẳng định lợi nhuận sau thuế là của Nhà nước, Nhà nước có toàn quyền quyết định việc sử dụng các khoản lợi nhuận này. Nhà nước dành một phần khoản lợi nhuận sau thuế để khen thưởng và đảm bảo phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp, song không tạo thành một đặc quyền của họ so với những người lao động ở các doanh nghiệp khác tạo nên sức ì khi chuyển đổi hình thức sở hữu.

- Xác định lại hệ thống quỹ của doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế sau khi dành một phần để trích quỹ khen thưởng, phúc lợi, còn lại dùng để đầu tư đổi mới công nghệ, thay thế thiết bị, bổ sung vào vốn cho doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp không có các nhu cầu này hoặc nhà nước thấy không cần thiết phải đầu tư lại cho doanh nghiệp thì nhà nước sẽ thu hồi lại để đầu tư cho những doanh nghiệp có nhu cầu hoặc cần thiết phải đầu tư.

- Cải cách chế độ tiền lương: Thực hiện chế độ tiền lương theo chức danh tiêu chuẩn, tiền lương phải thực sự là thu nhập chủ yếu của người lao động đủ sức nuôi sống bản thân người lao động và gia đình (thậm chí còn có tích luỹ), còn tiền thưởng chỉ là thứ yếu nhằm kích thích người lao động hoàn thành tốt công việc được giao.

3.2.3. Tìm nguồn huy động vốn bên ngoài hợp lý, hiệu quả

-Trước hết, DNNN cần kiên quyết xóa bỏ các loại bảo hộ bất hợp lý như khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ cấp vốn tín dụng ưu đãi tràn lan đối với các hoạt động kinh doanh của DNNN. Thực hiện đầu tư vốn thông qua các Công ty đầu tư tài chính của Nhà nước. Hiện nay, vẫn còn nhiều vướng mắc về cơ chế chính sách trong quá trình thực hiện chưa được tháo gỡ, tiến độ thực hiện chậm, hiệu quả hoạt động của nhiều DNNN còn thấp, tình trạng thất thoát, lãng phí và tham nhũng chưa được khắc phục. -Trong điều kiện vốn ngân sách Nhà nước còn nhiều khó khăn phải giải quyết nhu cầu chi tiêu lớn cho an ninh quốc phòng và các nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội khác nên việc trợ giúp cho các DN cũng rất hạn hẹp. Bản thân các ngân hàng thương mại cũng là DN nên nguồn vốn cho vay cũng là nguồn vốn huy động. Nếu DN không trả được nợ thì ngân hàng cũng sẽ không có vốn để quay vòng và ngược lại. Nên DN phải nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh là chính, tận dụng mọi nguồn thu và huy động vốn từ nhiều nguồn để giảm bớt những áp lực khó khăn nói chung. -Đối với các DNNN đã, đang và sẽ sắp xếp lại để cổ phần hóa, các ngân hàng thương mại chủ động tham gia xây dựng và quyết định phương án sắp xếp lại DNNN với vai trò là chủ nợ, phù hợp với chính sách và giải pháp tiếp tục đổi mới DNNN. Đồng thời, tiếp tục mở rộng đầu tư vốn tín dụng để giúp cho các DN đổi mới công

nghệ bằng nguồn vốn trung dài hạn để mua sắm các loại máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất và xây dựng nhà xưởng để DN có đủ sức cạnh tranh cao, phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững trong quá trình hội nhập quốc tế.

-Đối với tín dụng ngân hàng cần tập trung đầu tư vốn vào các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có dự án khả thi và có khả năng trả nợ.

-Tăng cường đôn đốc thu hồi nhanh vốn nhanh, thực hiện phương thức "tiền vào hàng ra, tiền trao cháo múc" hạn chế tối đa nhất các khoản vốn đi chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng trong thanh toán. Tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Trên cơ sở đó tạo ra lợi nhuận trong DN, nâng cao đời sống của người lao động.

-Phát triển mạnh các DN vừa và nhỏ, khuyến khích đầu tư cho các DN tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, cần phát triển mạnh mẽ các mô hình DN tư nhân, mô hình này rất thích hợp với nền kinh tế thị trường ở nước ta.

3.2. 4. Xây dựng chiến lược đầu tư đúng hướng, sử dụng vốn tiết kiệm có hiệuquả. quả.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phụ thuộc rất lớn vào hoạt động tài chính, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Do đó:

- Doanh nghiệp cần xây dựng một kết cấu tài sản hợp lý: kết cấu tài sản tùy thuộc vào đặc thù kinh doanh của từng doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần xây dựng một cơ cấu tài sản tối ưu, phù hợp với đặc thù ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tăng tốc độ chu chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.

+ Thường xuyên cập nhật khoa học kỹ thuật, chú trọng đổi mới trang thiết bị, tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị, hợp lý hóa môi trường công nghệ.

+ Kịp thời thanh lý các tài sản cố định không cần dùng hoặc đã hư hỏng.

+ Không dự trữ quá mức các tài sản cố định chưa cần dùng, linh hoạt sử dụng quỹ khấu hao vào việc đầu tư kinh doanh sinh lòi, mua bảo hiểm tài sản để phòng ngừa rủi ro.

+ Sử dụng đúng các chức năng của quỹ dự phòng tài chính, trích trước chi phí dự phòng, giảm giá các khoản đầu tư tài chính.

+ Cân nhắc thận trọng khi đầu tư đổi mới tài sản cố định, thực hiện biện pháp đánh giá đúng giá trị tài sản cố định, lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp, mức khấu hao thích hợp không để mất vốn, hạn chế tối đa ảnh hưởng của hao mòn vô hình. + Sau mõi kỳ kinh doanh doanh nghiệp cần tiến hành phân tích đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định vào vốn, kiểm kê tài sản cố định, mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu đều phải lập biên bản tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý.

để trích khấu hao cho đủ.

+ Doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp tăng tốc độ vốn lưu động như: áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm, sớm đưa nguyên vật liệu và chế biến.

Như vậy vấn đề sử dụng vốn tiết kiệm có hiệu quả vốn kinh doanh được coi là giải pháp nóng, nhằm khắc phục tình trạng thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản do lãng phí, tham ô tham nhũng và hiệu quả sử dụng vố thấp. Việc tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có tầm quan trọng và tính khả thi hơn là biện pháp tăng vốn. Vì vậy các DNNN cần phải tich cực thực hiện các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển.

3.2.5. Xây dựng một cơ cấu nguồn vốn hợp lý, tối đa hóa giá trị doanh nghiệp

Cơ cấu nguồn vốn phản ánh thành phần, tỷ trọng từng nguồn chiếm trong tổng nguồn vốn doanh nghiệp tại một thời điểm. Doanh nghiệp tài trợ vốn từ hai nguồn là nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Cơ cấu nguồn vốn tối ưu sẽ đáp ứng được các mục tiêu quan trọng như: tối thiểu hóa chi phí sử dụng, tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, kết hợp hài hòa giữa các nguồn vốn và đảm bảo an toàn tài chính doanh nghiệp.

Thực tế nhiều doanh nghiệp Nhà nước có tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu quá thấp cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng không hiểu quả nguồn vốn chủ sở hữu. Do vậy, khi xây dựng cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp cần căn cứ vào tỷ suất sinh lời của tổng tài sản so với lãi suất tiền vay. Nếu tỷ suất sinh lời/tổng tài sản lớn hơn lãi suất tiền vay, doanh nghiệp nên cho vay và ngược lại. Và khi vay nợ, doanh nghiệp cần phải cân nhắc đến rủi ro có thể gặp phải: vỡ nợ, không đảm bảo an ninh tài chính, giảm uy tín...

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu nguồn vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp ta thấy rõ vai trò quan trọng của nguồn vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nguồn vốn bên trong đóng vai trò chủ yếu, nhưng nguồn vốn bên ngoài lại rất quan trọng đối với sự sống còn của doanh nghiệp. Để làm rõ vai trò của nguồn vốn đầu tư phát triển chúng em đi phân tích thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của một số doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được thì còn rất nhiều hạn chế, bất cập trong việc huy động đặc biệt là sử dụng vốn. Nguyên nhân khách quan là yếu tố kinh tế vĩ mô nhưng chủ yếu do nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự kém hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn, đó là: năng lực quản lý việc sử dụng vốn kém, tâm lý ỷ lại không năng động do vốn đa phần của Nhà nước cấp. Nhưng từ khi đi vào cổ phần hoá nhiều doanh nghiệp nhà nước đặc biệt là các tổng công ty lớn đã phần nào khắc phục được hiện tượng này, bằng chứng là những dấu hiệu đáng mừng trong kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Để tránh tình trạng lãng phí nguồn lực lớn do sử dụng không hiệu quả vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, chúng em đã kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đã huy động được. Tuy số liệu phân tích trong bài chưa thật đầy đủ nhưng có thể cung cấp được cái nhìn tổng quan về tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN nước ta trong thời gian gần đây, chỉ khi nào các DNNN thực sự bắt tay vào cải cách theo đúng nghĩa thì nguồn vốn đầu tư phát triển mới được sử dụng hết công suất và đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung.

Một phần của tài liệu Nguồn vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. Thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w