III. Đánh giá về tình hình huy động và sử dụng vốn.
2.3.1.3. Mạnh dạn đầu tư đổi mới khoa học công nghệ nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
hạ giá thành sản phẩm.
Qua cổ phần hoá đã thu hút được thêm 21000 tỷ đồng đầu tư đổi mới công nghệ mở rộng sản xuất kinh doanh nâng cao đời sống người lao động. Doanh thu, lợi nhuận tăng lên, doanh nghiệp có điều kiện đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị nâng cao công suất chất lượng sản phẩm và mở mang thêm cơ sở sản xuất kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp đổi mới máy móc thiết bị, hiện đại hoá công nghệ để doanh nghiệp trong nước dần dần bắt kịp tiến bộ khoa học kỹ thuật khu vực và trên thế giới. Một số DNNN đã tập trung nguồn vốn thích đáng để đầu tư cho nghiên cứu cơ bản, phát triển một số lĩnh vực khoa học công nghệ mũi nhọn như điện, giao thông, bưu chính viễn thông, vật liệu xây dựng, điện tử, tin học, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới ... Từ đó nâng cao sức cạnh tranh và uy tín thương hiệu cho sản phẩm từng bước vươn ra thị trường quốc tế.
2. Hạn chế
2.1.Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thấp, chi phí sản xuất, giá thành cao.
Thứ nhất, khả năng cạnh tranh về chất lượng sản phẩm. Đến nay, các DNNN chưa tạo ra được các sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Khả năng thiết kế của các DNNN còn thấp. Vì khả năng thiết kế thấp nên kể cả các ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày vẫn còn tiến hành theo phương thức gia công đặt hàng từ bên ngoài. Chất lượng sản phẩm không cao không đủ sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập của nền kinh tế.
Thứ hai, khả năng cạnh tranh về giá cả. Đầu tư đổi mới công nghệ chậm , trình độ công nghệ lạc hậu, không đồng bộ nên hiệu quả đầu tư kém. Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản lớn làm cho doanh nghiệp đi vào hoạt động rất khó khăn, không trả được nợ. Chi phí khấu hao thiết bị quá lớn do thiết bị lạc hậu, công suất thấp. Nhiều sản phẩm có định mức chi phí tiêu hao nguyên vật liệu cao. Chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm cao nhưng mức lương bình quân thấp do năng suất thấp. Năng suất của khu vực DNNN thấp nhất trong 4 khu vực : DNNN, doanh nghiệp cổ phần hoá, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Phần trăm (%)
Tăng năng suất hàng năm
Trình độ quản lý, trình độ chuyên môn của người lao động còn hạn chế, số lao động dôi dư nhiều. Năng suất lao động không cao, tốc độ tăng năng suất thậm chí còn thấp hơn cả doanh nghiệp tư nhân. Bộ máy quản lý các DNNN cồng kềnh, kém năng động, kém hiệu lực.
Hầu hết các sản phẩm của DNNN đều có mức giá cao hơn giá các mặt hàng cùng loại trong khu vực. Ví dụ như giá xi măng, giá giấy, dịch vụ viễn thông... đều cao hơn hoặc cao hơn nhiều so với giá cả trong khu vực. Bên cạnh đó có rất ít sản phẩm có chi phí sản xuất thấp hơn nước ngoài nhưng do không am hiểu tính quy luật cũng như các luật lệ giá cả thị trường nên các nhà quản trị đã tự đẩy các doanh
nghiệp xuất khẩu của ta vào thế bị kiện vì vi phạm luật chống phá giá.