i) Ngân sách nhà nước
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Từ đại hội VI của Đảng năm 1986, đổi mới doanh nghiệp nhà nước đã trở thành trọng tâm trong tiến trình đổi mới nền kinh tế theo hướng nhất quán chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là giai đoạn bước
ngoặt đưa các doanh nghiệp nhà nước chuyển hẳn sang hạch toán kinh doanh theo nguyên tắc thị trường. Trải qua các đại hội VII, VII, IX chủ trương đổi mới doanh nghiệp nhà nước vẫn được đặt lên hàng đầu nhưng chủ yếu là đổi mới cơ chế theo hướng thương mại hoá. Từ năm 2001 đến nay các biện pháp đổi mới tập trung vào sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước được nhấn mạnh theo ba nội dung: i) sắp xếp doanh nghiệp nhà nước theo phương án tổng thể từng vùng, ngành. ii) tổ chức lại mô hình tổng công ty theo hướng thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế mô hình công ty mẹ - công ty con. iii) đẩy mạnh hơn nữa việc cổ phần hoá và chuyển đổi hình thức sở hữu. Có thể thấy trong giai đoạn đổi mới từ năm 1990 đến nay, với các biện pháp sắp xếp tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước, nhà nước đã tạo mọi điều kiện để DNNN phát huy nội lực và các yếu tổ thuận lợi trong việc sản xuất kinh doanh, giảm dần sự phụ thuộc vào nhà nước, đặc biệt giảm dần sự phụ thuộc vào cơ chế cấp phát vốn của nhà nước. Song bên cạnh những ưu điểm đạt được, DNNN vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém trong khâu huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển một cách hiệu quả để đem lại lợi nhuận kinh doanh cao.