II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 2.2.1 Thực trạng sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh
2.2.2. Nghiên cứu và đổi mới khoa học công nghệ
Tại Hội thảo “KH&CN với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tỏng thời kỳ hội nhập” do Bộ KH&CN tổ chức vừa qua tại Bình Dương cho thấy, công nghệ lạc hậu đang là lực cản lớn nhất của các doanh nghiệp trong thời kì hội nhập, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhà nước Khoa học và công nghệ được các đoanh nghiệp xem là loại hàng hoá đặc biệt, góp phần to lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã có những đổi mới về máy móc, thiết bị, ứng dụng công nghệ mới nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm,các đề tài dự án được áp dụng có hiệu quả vào thực tế sản xuất nhằm nâng cao năng suất.
Tuy nhiên, tại nhiều doanh nghiệp nhà nước, tốc độ đổi mới công nghệ và trang thiết bị còn chậm, chưa đồng đều và chưa theo một định hướng phát triển rõ rệt. Phần lớn các DNNN được trang bị máy móc từ nhiều nguồn khác nhau, đan xen trong nhiều doanh nghiệp các loại thiết bị và công nghệ lạc hậu, trung bình đến tiên tiến,có những thiết bị già cỗi sản xuất từ những năm 50, 60.Có đến 80% thiết bị công nghệ của DNNN lạc hậu so với các nước tiên tiến vài chục năm Vì thế đã làm hạn chế hiệu quả vận hành thiết bị và giảm mức độ tương thích, đồng nhất giữa sản phẩm đầu vào, đầu ra.Trong khi đó tốc độ đổi mới KHCN chỉ ở mức 10%là quá châm so với khu vực tư nhân và khu vực nước ngoài..
Không đủ tài chính (vốn) để đổi mới công nghệ, chưa đủ kiến thức (chất xám) để làm chủ công nghệ là những khó khăn lớn nhất hiện nay của các doanh nghiệp nhà nước trong việc ứng dụng KH&CN vào phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn chưa đánh giá đúng mức vai trò quan trọng mà khoa học kỹ thuật mang lại trong việc đổi mới và phát triển doanh nghiệp. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp sử dụng vốn đầu tư cho khoa học còn nhiều lãng phí. Nhiều đề tài nghiên cứu không phải là nghiên cứu khoa học vẫn mang danh nghĩa là nghiên cứu khoa học để sử dụng nguồn kinh phí của Nhà nước. Thực trạng đầu tư cho KH&CN mang lại hiệu quả kém là khá phổ biến ở nhiều doanh nghiệp trong cả nước. Nhiều đề tài, dự án về khoa học và công nghệ chỉ triển khai ở dạng mô hình mà không nhân rộng được, thậm chí không được ứng dụng. Ở nhiều doanh nghiệp, Hội đồng KH&CN có thể xét duyệt và nghiệm thu, đánh giá nhiều lĩnh vực KH&CN khác nhau và chỉ mang tính hình thức. Việc đánh giá kết quả của một đề tài không dựa trên sự đánh giá khách quan của các nhà khoa học thuộc lĩnh vực cần đánh giá
Một số tổng công ty,doanh nghiệp nhà nước đã đầu tư phát triển công nghệ khoa học kĩ thuật nhưng vẫn là những con số khiêm tốn.VDTổng Công ty Xăng dầu Việt Nam đã ứng dụng công nghệ lắp đặt công nghệ mái phao cho các bể chứa xăng dầu với vốn đầu tư trên 50 tỷ đồng, đã tiết kiệm chi phí hao hụt khoảng 10 tỷ đồng/năm; Đầu tư hệ thống nhập kín xăng dầu tại tất cả các cửa hàng xăng dầu để giảm hao hụt, phòng chống cháy nổ và đảm bảo môi trường trong sạch.
Năm năm từ năm 2001-2005 vốn đầu tư chiều sâu của các DNNN trên địa bàn Đồng Nai ước thực hiện 3.992 tỷ đồng, vượt 9% (khoảng 330 tỷ đồng) so với mục tiêu đề ra, trong đó đầu tư cho máy móc thiết bị 2.721 tỷ đồng (chiếm 68%) và phần xây lắp 1.271 tỷ đồng (chiếm 32%). Riêng các DNNN địa phương thực hiện vốn đầu tư 1.598 tỷ đồng, gồm có máy móc, thiết bị 1.598 tỷ đồng và xây lắp 911 tỷ đồng. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đã chú trọng đến đầu tư cho máy móc và công nghệ.
Ở các DNNN trung ương đóng tại Đồng Nai, trong 5 năm qua cũng đã đầu tư khoảng gần 2.400 tỷ đồng, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng rõ rệt trong nhiều doanh nghiệp. Điển hình như Công ty cà phê Biên Hòa, Công ty gạch men Thanh Thanh, Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa,
Công ty thiết bị điện, Xí nghiệp ắc quy Đồng Nai, Công ty Vikyno, Công ty Vinappro... So với các DNNN trung ương thì DNNN địa phương có trình độ máy móc, thiết bị chỉ ở mức trung bình và lạc hậu do vậy việc mạnh dạn đẩy nhanh tiến độ đầu tư đổi mới công nghệ, làm ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao là vấn đề mang tính "sống còn". Nhiều DNNN địa phương đã đề ra chiến lược đầu tư đổi mới công nghệ cho kế hoạch 5 năm, do vậy sau khi chuyển sang công ty cổ phần vẫn tiếp tục triển khai thực hiện. Điển hình như: Công ty cổ phần bao bì Biên Hòa trong 5 năm đầu tư hơn 74 tỷ đồng để đưa công suất từ 15 tấn sản phẩm/năm tăng lên 40 tấn/ năm, trong đó có xây dựng một phân xưởng sản xuất với thiết bị máy móc được đầu tư mới. Công ty Donafoods đầu tư gần 80 tỷ đồng mở rộng quy mô chế biến sản phẩm xuất khẩu từ 2.000 tấn lên đến 5.000 tấn/năm, trong đó có việc xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm mới đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm của châu Âu. Công ty thuốc lá Đồng Nai cũng đã đầu tư khoảng 175 tỷ đồng để nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm, nhờ vậy năm 2004 đã đưa doanh thu lên 968 tỷ đồng và ước tính năm 2005 sẽ đạt doanh thu 1.000 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2000. Hay như Công ty cổ phần sơn Đồng Nai, Công ty cổ phần thực phẩm chế biến Lodico, Công ty Tín Nghĩa... cũng đã thực hiện đầu tư đổi mới công nghệ, tuy số vốn không lớn nhưng đem lại hiệu quả cao.