Lợi nhận giữ lại.

Một phần của tài liệu Nguồn vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. Thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước (Trang 31 - 32)

i) Ngân sách nhà nước

2.1.3.Lợi nhận giữ lại.

Phải nói rằng, những năm gần đây, khu vực DNNN đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô lẫn chất lượng, nhiều DN đã vươn lên khẳng định được thương hiệu trên thị trường, tiếp cận được những công nghệ tiên tiến của thế giới... Sự phát triển này không những bảo toàn và phát triển vốn mà nó còn góp phần thực hiện có hiệu quả trong của Nhà nước chương trình xóa đói, giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động, từng bước tích lũy vốn, tài sản.

Kết quả kiểm toán các tổng công ty Nhà nước và các tổ chức tài chính - ngân hàng cho thấy, trong số 277/523 DN của 21 tổng công ty và tổ chức tài chính, ngân hàng được kiểm toán thì có tới 212 đơn vị thành viên (bằng 76,5% số DN được kiểm toán) làm ăn có hiệu quả. Đây không những được coi là điểm sáng trong bức tranh thu chi ngân năm 2006, mà nó còn khẳng định sự lớn mạnh, thích nghi phù hợp với nền kinh tế thị trường của các DNNN trong quá trình hội nhập kinh tế. Theo Kiểm toán Nhà nước, đạt được kết quả trên chủ yếu là do các DN sau khi sắp xếp cổ phần hóa đã dần ổn định, nhiều DN và tổ chức tài chính ngân hàng hoạt động có hiệu quả, nhờ vậy mà tổng lợi nhuận trước thuế của khu vực này năm 2005 đạt 24.503 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bình quân 19,2%, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 21,3%, từ đó đã đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước (trong đó đáng chú ý là: Tổng công ty Dầu khí Việt Nam trên 60.000 tỷ đồng; Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam: 3.118 tỷ đồng; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 408 tỷ đồng; Tổng công ty Sông Đà: 363 tỷ đồng; Tổng công ty Lương thực miền Bắc: 139 tỷ đồng...). Một số DN có tiềm năng đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường như: Ngân hàng NN&PTNT, Tổng công ty Sông Đà

Tuy nhiên đa phần các doanh nghiêp làm ăn kém hiệu quả thậm chí là thua lỗ. Theo Báo cáo kiểm toán Nhà nước: “Tỉ suất lợi nhuận trước thuế của các DN được kiểm toán rất thấp (từ 0,18% đến 0,8%) trong đó có các tập đoàn có vẻ rất mạnh như Công nghiệp tàu thuỷ 0,42%, Dệt may 0,8%”. Báo cáo các năm trước cũng đã cho

thấy tình hình tương tự. Có tổng công ty đã hoàn toàn mất hết vốn mà vẫn không trả được các khoản nợ như Seaprodex. Toà án tỉnh Lâm Đồng vừa tuyên bố 5 thành viên của Tổng công ty Dâu Tằm Tơ VN phá sản

Trong hơn một thập kỷ qua, chúng ta đã thực hiện được một khối lượng công việc lớn trong việc đổi mới, sắp xếp DNNN nhưng chỉ số hiệu quả tổng hợp nhất và quan trọng nhất là tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh lại tăng được rất ít, khoảng 4% trong giai đoạn 1993-2003, và có xu hướng chững lại trong 5 năm gần đây (chỉ tăng khoảng 0,4-0,8%)... Năm 2003, trong số 77% DNNN làm ăn có lãi, chỉ chưa đầy 40% có mức lãi bằng hoặc cao hơn lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại. Nếu đưa thêm giá trị quyền sử dụng đất vào chi phí và cắt bỏ các khoản ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước, thì số DN có lãi còn ít hơn. Số thuế thu nhập DNNN chỉ chiếm 8.000 tỷ đồng trên tổng số 87.000 tỷ đồng nộp ngân sách nhà nước.

Trong số 7 mặt hàng xuất khẩu chủ lực năm 2003, đạt kim ngạch 13,8 tỷ USD (chiếm 69,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước), thì có tới 6 mặt hàng chủ yếu do khu vực tư nhân đóng góp, chứ không phải là của DNNNBáo cáo của Kiểm toán Nhà nước về kết quả kiểm toán 277/523 DN thuộc 21 tổng công ty, tổ chức tài chính - ngân hàng công bố năm 2006 về kết quả hoạt động năm 2005 cho thấy, có 76,5% DN được kiểm toán có lãi với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bình quân là 19,2%, chỉ có 23% số DN thua lỗ. Đây là điều gây ngạc nhiên lớn bởi theo Báo cáo kiểm toán 2005 về kết quả hoạt động năm 2004 thì hầu hết các tổng công ty, tập đoàn kinh tế của Nhà nước có tỷ suất lợi nhuận chỉ là 0,5%. Các ý kiến cho rằng hiện còn nhiều DNNN chưa kiểm toán có lãi, nhưng lợi nhuận vẫn thấp hơn lãi suất ngân hàng, nhiều doanh nghiệp sống dựa vào việc cho thuê mặt bằng, còn kinh doanh thực tế không hiệu quả.

Dẫu được hưởng hầu hết mọi ưu ái, nhưng trong năm 2005, nộp ngân sách của các DNNN chỉ tăng có 49%, trong khi đó, con số này của các DN ngoài quốc doanh là 137%.

Một phần của tài liệu Nguồn vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. Thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước (Trang 31 - 32)