Giải pháp cho việc huy động vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.

Một phần của tài liệu Nguồn vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. Thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước (Trang 60 - 63)

nhanh chóng và hợp lý về vốn, giúp các doanh nghiệp Nhà nước ngày càng phát triển.

I. Giải pháp cho việc huy động vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhànước. nước.

3.1.1. Đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá , đa dạng hoá sở hữư doanh nghiệp nhànước nước

Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ngay nay được áp dụng hết sức rộng rãi . Tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước thực sự có bước chuyển biến mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng .Mục đích của chương trình này là tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có chủ sở hữu là người lao động, để quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tạo cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp có thể huy động vốn trong toàn xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp. Việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần không chỉ giúp Nhà nước bảo tồn nguồn vốn mà còn tăng đáng kể tỉ suất lợi nhuận trên đồng vốn. Các doanh nghiệp hoạt động năng động, nhạy bén và tự chủ hơn trong kinh doanh. Quá trình cổ phần hoá đã thu hút rộng rãi các nguồn vốn của người lao động cả trong doanh nghiệp và ngoài xã hội, nhờ đó doanh nghiệp có vốn đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất kinh doanh theo chiều sâu. Để có thể thực hiện cổ phần hoá một cách hiệu quả nhất ph ải:

- Rà soát lại các tiêu chí phân loại DNNN cần duy trì 100% sở hữu nhà nước, những doanh nghiệp có cổ phần chi phối và những doanh nghiệp trong đó nhà nước sẽ bán phần lớn cổ phần hoặc toàn bộ cổ phần, giảm bớt ngành nghề, lĩnh vực nhà nước nắm cổ phần chi phối.

- Đối với những doanh nghiệp nhà nước cần nắm 100% sở hữu:

+ Từng bước tạo lập khuân khổ pháp lý để tiến hành công ty hoá DNNN (chuyển DNNN 100% vốn Nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty và luật doanh nghiệp). Đối với các doanh nghiệp loại này:

 Cần tiến hành tách quyền sở hữu các DNNN kinh doanh ra khỏi các cơ quan

với doanh nghiệp. Cơ quan này thay mặt nhà nước thực hiện quyền sở hữu đối với doanh nghiệp.

 Chuyển giao những trách nhiệm tài trợ và thực hiện các chức năng xã hội của

doanh nghiệp sang cho chính quyền địa phương thực hiện, thực hiện quỹ luận ngân sách nghiêm ngặt.

 Nâng cấp hệ thống thông tin tài chính và công bố những báo cáo về kiểm

toán, tài chính; nâng cáo năng lực quản lý và kế toán.

 Đưa ra hệ thống đòn bẩy khuyến khích các nhà quản lý và công nhận nâng

cao kết quả, các cán bộ quản lý phải có các hợp đồng quy định những điều khoản trả lương theo kết quả công nghiệp.

+ Xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát có hiệu quả đối với các DNNN còn giữ 100% sở hữu Nhà nước, trong đó có các DNNN đã chuyển sang công ty hoá.

- Đối với DNNN thuộc diện cổ phần hoá:

+Làm rõ những vấn đề còn tồn tại về cổ phần hoá như đánh giá lại tài sản, các thủ tục, phương thức cổ phần hoá.

+ Đổi mới chế độ chính sách đối với nhà đầu tư, người mua cổ phần.

+Thiết lập quỹ hỗ trợ thất nghiệp cho những người bị mất việc làm do cổ phần hoá.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích động viên các thành viên trong xã hội tham gia mua cổ phần.

- Đối với các DNNN quy mô chỉ thua lỗ kéo dài hoặc nhà nước không cần nắm giữ cổ phần:

+ Đẩy nhanh việc ban hành nghị định giao, bán khoán kinh doanh cho thuê DNNN để đẩy mạnh đa dạng hoá sở hữu, phương thức quản lý doanh nghiệp, giảm bớt doanh nghiệp quy mô nhỏ Nhà nước không giữ 100% vốn sở hữu.

+ Ưu tiên về chính sách đối với các trường hợp tiếp nhận nhiều lao động của các doanh nghiệp này.

+ Ban hành chính sách giải quyết nợ cho các doanh nghiệp chuyển sang áp dụng giao, bán, khoán kinh doanh và cho thuê.

3.1.2. Thực hiện sát nhập các doanh nghiệp: tích tụ và tập trung vốn.

Trong nên kinh tế thị trường, khi nước ta ra nhập VVTO doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng nghĩa với việc đơn điệu về sản phẩm, chất lượng thấp, giá thành cao, không đủ lợi thế so với những doanh nghiệp có quy mô lớn, trang bị hiện đại chi phí sản xuất thấp.... Để đạt được mục tiêu đề ra về đổi mới, sắp xếp lại, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, đến năm 2005 các doanh nghiệp nhà nước phải có quy mô vừa và lớn, với mức vốn bình quân doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đạt trên 71 tỷ đồng.Do vậy cần phải xúc tiến thành lập các tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con,... trên cơ sở các doanh nghiệp có sản phẩm, thương hiệu có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế là rất cần thiết.

Hiện nay ở nước ta đang tồn tại nhiều hình thức hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp, trong đó, nổi bật là những hình thức: hợp tác giữa hai doanh nghiệp hoặc nhiều doanh nghiệp trong mô hình tổng công ty nhà nước; hợp tác giữa một doanh nghiệp và một ngân hàng trong nước; hợp tác giữa một doanh nghiệp trong nước với đối tác nước ngoài để xuất khẩu sản phẩm và tìm được sự hỗ trợ về vốn, công nghệ. Quan hệ giữa các công ty thành viên và với tổng công ty là quan hệ phối thuộc tương hỗ lẫn nhau, chứ không phải quan hệ phụ thuộc, do đó tránh được tình trạng ỷ lại, dựa dẫm vào Tổng Công ty mà không tự phát triển bản thân mình.

Liên kết, hình thành các tập đoàn doanh nghiệp mạnh đủ năng lực cạnh tranh và giảm thiểu khả năng rủi ro nhờ chia xẻ với nhiều nhà đầu tư khác là hướng đi hiệu quả để các doanh nghiệp mở rộng quy mô, tăng cường tích tụ, tập trung vốn. Quá trình tập trung, tích tụ và huy động vốn có thể thông qua mô hình các tập đoàn kinh tế, mô hình Công ty mẹ, công ty con hay qua hình thức Hiệp hội,... dưới hình thức nào, mô hình nào cũng phải đi vào thực chất, bảo đảm hiệu quả và sự phát triển của doanh nghiệp.

3.1.3. Tạo lập vốn chủ sở hữu

Muốn tạo lập dược vốn chủ sở hữu các doanh nghiệp phải làm ăn có lãi. Nếu sản xuất kinh doanh khá, sản phẩm cạnh tranh được với thị trường thì không những có lợi nhuận mà vốn cũng được quay vòng nhanh, ngược lại nếu sản xuất kinh doanh kém hiệu quả thì vốn sẽ bị ứ đọng. Để từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các DNNN cần tiếp tục đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa DN, kinh nghiệm cho thấy chỉ có cổ phần hóa thì vốn mới được quản lý chặt chẽ hơn. Thực tế cho thấy cũng có rất nhiều doanh nghiêp làm ăn có lãi, lợi nhuận đạt dược rất cao .Đây là nguồn vốn quan trọng dể bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Để tao lập vốn được nguồn vốn này các DN cần thực hiện những giải pháp sau:

- Thứ nhất là, ưu tiên sản xuất các sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao và có thể xuất khẩu. Giữ vững thị trường trong nước và phát triển thêm thị trường ngoài nước,

cải tiến mẫu mã sản phẩm phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng.

- Thứ hai là, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn , nắm bắt được những cơ hội đầu tư một cách nhanh chóng

- Thứ ba là, thực hiện đầu tư có hiệu quả và có những thiết bị mang tính “vượt trội”, áp d ụng mh ững ti ến b ộ khoa h ọc k ĩ thu ật hi ện đ ại v ào s ản xu ất kinh doanh , trên cơ sở tổ chức hợp tác sâu rộng trong và ngoài nước.

- Thứ tư là, tăng cường đào tạo và thu hút đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân có chuyên môn và tay nghề cao.

- Thứ năm là, làm tốt công tác tài chính kinh doanh để tái sản xuất mở rộng Tcty và các doanh nghiệp thành viên.

- Thứ sáu là , tổ chức hợp tác sâu rộng, liên doanh, liên kết trong và ngoài nước.

3.1.4. Đổi mới, phát triển,nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN

Trong nền kinh tế thị trường đang hội nhập, doanh nghiệp nhà nước ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Hoạt động của doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả, khả năng tạo ra lợi nhuận kém, hàng tồn kho tiêu thụ chậm, công nợ chưa thanh toán được... cộng thêm các cơ chế, quy chế quản lý của doanh nghiệp nhà nước cũng ngày càng trở nên bất cập với thực tiễn... khiến các ngân hàng e ngại khi xem xét cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước.Do vậy để có thể tìm nguồn vốn huy động từ bên ngoai mà chủ yếu là từ các NHTM DNNN phải nâng cao độ tín nhiệm đối với ngân hàng. Để đạt dược điều này các DNNN phải đẩy mạnh hơn nữa việc sắp xếp, tổ chức lại,đổi mới, phát trển và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước:

* Đổi mới DNNN: Từng bước tạo lập môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng

giữa các thành phần kinh tế; tách bạch rõ chức năng quản lý nhà nước, quản lý của chủ sở hữu với chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp; xóa bỏ cơ chế chủ quản; phân định rõ quyền của các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với DNNN; cơ cấu lại vốn và tài sản theo hướng tích cực và có hiệu quả, giảm các khoản nợ xấu và tài sản tồn đọng; kiên quyết và khẩn trương xóa bỏ tình trạng bao cấp, bảo hộ bất hợp lý, đặc quyền và độc quyền trong kinh doanh của các DNNN.

* Đẩy mạnh cải cách, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: +) Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, trong đó phân định rõ chức năng quản lý của Nhà nước và doanh nghiệp, nhất là các quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp

+) Ban hành chế độ phân phối cổ phần hợp lý;

+) Đổi mới phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, giám sát hoạt động kinh doanh và việc chấp hành quy định của Nhà nước tại doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nguồn vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. Thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w