II. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm công ty dệt 19/5 Hà Nội 1 Nâng cao chất lượng sản phẩm
6. Những kiến nghị với nhà nước
Là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong nề kinh tế quốc dân và thu hút nhiều lao động, tuy nhiên hiện nay ngành dệt – may Việt Nam đang phải đối đầu với một cuộc cạnh tranh gay gắt, khốc liệt không chỉ trong nước mà cả ở ngoài nước. Để có thể tồn tại và phát triển trong cuộc cạnh tranh gay gắt, khốc liệt này ngoài sự nỗ lực của chính ngành dệt – may Việt Nam thì sự hỗ trợ của nhà nước là vô cùng cần thiết và quan trọng. Sau đây là một số kiến nghị đối với nhà nước để khuyến khích cho ngành dệt – may phát triển.
6.1. Giảm thuế
Hiện nay nguyên liệu sản xuất cho các doanh nghiệp dệt – may nói chung và công ty dệt 19/5 Hà Nội nói riêng chủ yếu vẫn phải nhập từ nước ngoài. Trong khi đó thuế nhập khẩu các nguyên liệu này vẫn còn cao, cộng thêm với thuế VAT 10%. Mặt khác, thuế thu nhập đối với các doanh nghiệp nhà nước như công ty là 32%, còn đối với các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam là 25%. Như vậy, vô hình chung là kéo theo giá bán sản phẩm của ngành dệt may sẽ cao và do các doanh nghiệp nước ngoài phải chịu thuế thu
nhập là 25% mà họ có thể cắt giảm giá bán để cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp trong ngành bằng giá. Vì vậy, xin được kiến nghị với nhà nước:
- giảm thuế VAT của ngành dệt – may xuống còn 5%
- giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống còn 25% bằng thuế thu nhập của các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
6.2. Chính sách khuyến khích cho xuất khẩu
Nhà nước cần có các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường ra nước ngoài như:
- Cung cấp những thông tin về thị trường cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường và lựa chọn đối tác kinh doanh.
- Tiếp tục cải cách, đổi mới các thủ tục của ngành hải quan nhất là tệ hành chính giấy tờ để giảm thời gian hàng hoá nằm lâu ở của khẩu, giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Đẩy nhanh tiến độ gia nhập vào AFTA, WTO để mở rộng thị trường xuất khẩu.
6.3. Đầu tư thoả đáng cho ngành dệt – may
Hiện nay, sản phẩm của ngành dệt - may Việt Nam sản xuất ra còn có chất lượng chưa ổn định, giá thành sản phẩm còn cao. Điều này sẽ là một bất lợi rất lớn cho ngành không chỉ cạnh tranh trên thị trường ngoài nước mà ngay cả ở thị trường trong nước nhất là khi thời gian nước ta gia nhập vào AFTA, WTO đã đến gần. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do máy móc thiết bị lạc hậu. Vì vậy nhà nước cần tăng cường vốn đầu tư cho ngành dệt – may đổi mới máy móc công nghệ như cho vay vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi, tạo điều kiện cho các công ty cho thuê tài chính…
Kết luận
Công ty dệt 19/5 Hà Nội hoạt động trong bối cảnh thị trường đang diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt, các sản phẩm cung ứng trên thị trường ngày càng nhiều. Nhất là khi nền kinh tế nước ta đã chuyển sang cơ chế thị trường, lúc đó không chỉ phải cạnh tranh với các công ty trong nước mà sự có mặt của các công ty nước ngoài vào Việt Nam đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gặp không ít khó khăn.
Đứng trước tình hình đó, nhờ có năng động, sáng tạo, đổi mới tư duy kịp thời, dám nghĩ, dám làm, tập thể cán bộ công nhân viên có một tinh thần của dệt 19/5: bền bỉ, chịu khó, không sợ khó khăn…Công ty đã đứng vững và ngày càng phát triển, bước đầu giành được thắng lợi, tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Công ty đã góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế và thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Trong những thành công đó có sự đóng góp không nhỏ do hiệu quả của công tác tiêu thụ mang lại. Với việc đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, hoàn thiện chiến lược sản phẩm, hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ sản phẩm đã giúp cho công ty có được chỗ đứng trên thị trường.
Tài liệu tham khảo