4.1. Tình hình tiêu thụ theo khách hàng
Khách hàng là một nhân tố quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào, chỉ khi nào có được khách hàng thì doanh nghiệp mới tiêu thụ được sản phẩm, từ đó mới thực hiện được mục tiêu kinh doanh của mình mà mục tiêu quan trọng nhất là lợi nhuận.
Bảng số 11: Tình hình tiêu thụ vải theo khách hàng
TT Khách hàng
Năm 2003 Năm 2004 So với năm 2003 Sản lượng (m) Giá trị (tr.đ) Giá trị (tr.đ) Giá trị (tr.đ) % tăng or giảm Giá trị (tr.đ) 1 Cty Đăng Khoa
Bags 2.656 38,292 2.787 41,299 5% 3 2 Cty Đường Sông
Lam 2.812 40,544 3.006 44,558 7% 4 3 Cty 26 1.103 15,906 1.352 20,039 22% 4,1 4 Cty 32 2.786 40,169 2.857 42,342 2,5% 2,2 5 Cty Bình Tiên 1.620 23,363 1.862 27,601 15% 4,3 6 Cty CP Giầy Sài
gòn 765.490 11.035,2 771.264 11.431,1 0,75% 396 7 Cty cao su Hà Nội 17.620 254,014 18.052 267,556 2,4% 13.5 8 Cty DOMOKO 47.623 686,523 49.260 730,092 3,4% 44 9 Cty Giầy An Lạc 273.562 3.943,96 281.560 4.173,06 2,9% 231 10 Cty Giầy Bình Định 86.550 1.247,69 89.212 1.322,23 3% 74 11 Cty Giầy Cần thơ 39.005 562,287 41.562 615,999 5,6% 54 12 Cty Giầy Chí Linh 82.263 185,886 84.256 248,776 2,4% 63 13 Cty Giầy Phước
Bình 132.465 1.909,58 150.460 2.229,13 13,6% 320 14 Cty Giầy Thăng 16.569 238,855 15.626 231,596 - 6% -7,2
Long
15 Cty May Thăng
long 305.400 4.402,58 321.560 4.765,91 5,3% 364 16 Cty giầy Thái Bình 17.213 248,138 18.564 275,141 7,8% 27 17 Cục quân khí 316.620 4.564,32 325.689 4.827,10 2,8% 263
Nguồn: Phòng KH TT- Công ty dệt 19/5 Hà Nội
Bảng số 12: Tình hình tiêu thụ sợi theo khách hàng
TT Khách hàng
Năm 2003 Năm 2004 So với năm 2003 Sản lượng (tấn) Giá trị (tỉ.đ) Sản lượng (tấn) Giá trị (tỉ.đ) % tăng or giảm Giá trị (tỉ.đ) 1 Cty Dệt MayHà Nội 270 9.7 287 11 6,3% 1,3 2 Cty Dệt Minh Khai 334 12 363 14 8,7% 2 3 Cty Dệt Trí Hường 110 4 94 3.6 15% 0,4
Nguồn: Phòng KH TT- Công ty dệt 19/5 Hà Nội
Đối với công ty dệt 19/5 Hà Nội, một công ty đã có mặt từ lâu trên thương trường, cho đến nay đã tạo lập được nhiều khách hàng truyền thống như giầy Sài gòn, Giầy An lạc, Giầy Phước Bình, Giầy Cần thơ, Giầy Bình định, Giầy Chí linh… Đây là những khách hàng mua với số lượng rất lớn và thường xuyên, nhưng có thể thấy là các công ty này đều nằm ở khu vực phía Nam. Còn khách hàng ở khu vực phía Bắc như: Giầy Thượng Đình, Công ty Cao su Hà nội, Giầy Thái Bình….mua với số lượng không nhiều và cũng không thường xuyên. Có thể nói ở khu vực phía Bắc còn rất nhiều khách hàng tiềm năng mà công ty cần tạo được mối quan hệ lâu dài và dần biến họ thành những khách hàng truyền thống của mình. Mặt khác, nếu khu vực phía Bắc là nơi tiêu thụ sợi rất lớn của công ty như năm 2004: dệt may Hà nội 287 tấn tương đương với doanh thu là 11 tỷ đồng, dệt Minh khai 363 tấn tương đương với doanh thu là 14 tỷ đồng, Dệt Trí hường
94 tấn tương đương với doanh thu là 3,6 tỷ đồng…thì khu vực phía Nam là một thị trường rất mới và đầy tiềm năng đối với sản phẩm này.
Nhìn chung năm 2004 là năm phát triển đối với công ty dệt 19/5 Hà Nội, sản lượng tiêu thụ theo khách hàng hầu hết là tăng so với năm 2003. Đối với sản phẩm vải các loại thì khách hàng là tương đối nhiều như: Công ty cao su Hà nội 18.052m tương đương với 267,552 triệu đồng tăng 15% so với năm 2003 ( tăng 13,5 triệu ), Công ty DOMOKO 49.260m tương đương với 730,092 triệu đồng tăng 3,4% tức 44 triệu so với năm 2003, Giầy Bình Định 89.212m tương đương với doanh thu là 1.322,23 triệu tăng 3% tức 74 triệu so với năm 2003, Công ty giầy Cần thơ 41.562m tương đương với doanh thu là 615,990 triệu tăng 2,4% tức 63 triệu so với năm 2003… Đặc biệt đối với một số khách hàng lớn thì chỉ cần tăng một tỷ lệ phần trăm nhỏ cũng làm cho doanh thu tăng lên rất nhiều như: Giầy Phước Bình tăng 13,6% tương đương với 320 triệu đồng, May Thăng Long tăng 5,3% tương đương với 364 triệu đồng, Cục quân khí tăng 2,8% tương đương với 263 triệu đồng, Giầy An Lạc tăng 2,9% tương đương với 231 triệu đồng, Giầy Sài Gòn tăng 0,75% tương đương với 396 triệu đồng…so với năm 2003. Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì năm 2004 một số khách hàng của công ty đã mua ít hơn hoặc chuyển sang tìm nhà cung ứng khác. Nguyên nhân chính là do họ mua với số lượng không nhiều như khách hàng truyền thống nên công ty ít quan tâm đến các chính sách bán hàng như giảm giá. Mặt khác một số khách hàng chưa biết nhiều đến sản phẩm của công ty do hình thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm chưa được quan tâm nên đã bỏ lỡ rất nhiều khách hàng.
4.2. Tình hình tiêu thụ theo mùa vụ
Do sản phẩm của công ty là nguyên liệu cung ứng cho các ngành sản xuất khác, đặc biệt là vải và sợi là sản phẩm theo mùa vụ, mùa tiêu dùng chủ yếu là mùa đông và mùa xuân khi thời tiết đang rét.
Bảng số 13: Tình hình tiêu thụ vải theo quý năm 2004
Quý Lượng sản phẩm sản xuất ( m ) Số lượng sp tiêu thụ năm 2004 ( m ) Tỷ lệ % thực hiện KH tiêu thụ Hệ số tiêu thụ hàng hoá KH TH KH TH I 320.000 250.000 271.050 108,42% 0,78 0,85
II 350.000 270.000 290.800 107,7% 0,77 0,83 III 850.000 760.000 830.530 109,3% 0,89 0,98 III 850.000 760.000 830.530 109,3% 0,89 0,98 IV 1.350.000 1.000.000 1.193.100 119,31% 0,74 0,88
Tổng 2.870.000 2.280.000 2.585.480 113,4% 0,79 0,90
Nguồn: Phòng KH TT- Công ty dệt 19/5 Hà Nội
Bảng số 14: Tình hình tiêu thụ sợi theo quý năm 2004
Quý Lượng sản phẩm sản xuất ( tấn ) Số lượng sp tiêu thụ năm 2004 ( tấn ) Tỷ lệ % thực hiện KH tiêu thụ Hệ số tiêu thụ sản phẩm KH TH KH TH I 150 135 140 103,7% 0,90 0,93 II 155 140 150 107,1% 0,90 0,96 III 240 225 233 103,5% 0,94 0,97 IV 260 240 257 107,1% 0,92 0,98 Tổng 805 740 780 105,4% 0,92 0,97
Nguồn: Phòng KH TT- Công ty dệt 19/5 Hà Nội
Nhìn chung tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty đều đạt được kế hoạch đã đề ra. Do những sản phẩm này có tính chất mùa vụ nên có thể nhận thấy là số lượng sản phẩm vải và sợi tiêu thụ trong hai quý đầu thường thấp hơn nhiều so với hai quý cuối. Đối với sản phẩm vải nếu hai quý đầu tiêu thụ là 271.050 và 290.800m thì hai quý sau là 830.530 và 1.193.100m, tăng gấp 3,6 lần so với hai quý đầu. Nếu trong hai quý đầu cho thấy bình quân 84% sản phẩm sản xuất ra đã tiêu thụ được và tăng 7,9% so với kế hoạch quý, thì trong hai quý cuối, đặc biệt là quý 4 số lượng vải tiêu thụ rất mạnh. Trong hai quý này số lượng sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ được tới 93% và tăng 14% so với kế hoạch quý. Điều này có thể giải thích rằng khách hàng của công ty chủ yếu là các công ty sản xuất giầy vải, do đó khi thời tiết thay đổi và chuyển dần sang mùa đông thì nhu cầu vải để may
giầy của những khách hàng này là rất lớn và thường tập trung vào hai quý cuối. Có thể thấy số lượng tiêu thụ của quý 3 tăng 2,8 lần so với quý 2 và tăng 9,3% so với kế hoạch, sản lượng tiêu thụ của quý 4 tăng 1,4 lần so với quý 3 và tăng 19,3% so với kế hoạch.
Bên cạnh việc tiêu thụ vải cho các công ty sản xuất giầy thì tình hình tiêu thụ sợi cũng có xu hướng tiêu thụ như vậy. Cũng do tính thời vụ nên số lượng sợi tiêu thụ cũng tăng mạnh vào hai quý cuối. Nếu hai quý đầu số lượng sợi tiêu thụ được là 140 và 150 tấn thì hai quý sau là 233 và 257 tấn, tăng 1,68 lần so với hai quý đầu. Số lượng sản phẩm sản xuất ra năm 2004 tiêu thụ được tới 97% và tăng 5,4% so với kế hoạch. Điều này có thể giải thích như sau: sản phẩm sợi của công ty chủ yếu là bán cho các công ty dệt, do đó nó cũng có tính thời vụ như công ty dệt 19/5 Hà Nội và nhu cầu của họ cũng tăng mạnh vào hai quý cuối.
Có thể nhận thấy rất rõ là tính thời vụ của công ty dệt 19/5 Hà Nội trong vài năm gần đây đã thay đổi so với trước. Sở dĩ có sự thay đổi này là do thị trường của ngành giầy đang giảm sút, do đó ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của công ty. Nếu như trước đây số lượng sản phẩm của công ty tiêu thụ mạnh vào quý 4 của năm và quý 1 của năm sau thì nay lại tiêu thụ mạnh và hai quý cuối của năm. Hy vọng rằng trong thời gian tới khi thị trường ngành giầy ổ định và phát triển thì nó còn tạo ra một thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn nữa cho các công ty trong ngành dệt nói chung và công ty dệt 19/5 Hà Nội nói riêng.