Tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm công ty dệt 19/5 Hà Nội pdf (Trang 27 - 30)

Cũng như tình hình chung của ngành dệt may thì thị trường của công ty cũng khá đa dạng và khá rộng. Với sản phẩm là vải công nghiệp, sợi các loại và các sản phẩm may thêu, thị trường tiêu thụ của công ty là các công ty sản xuất giầy vải, may mặc, dệt, các đơn vị quốc phòng, các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo rượu bia… thị trường của công ty trải dài từ Bắc tới Nam. Chưa kể thị trường quốc tế rộng lớn đầy tiềm năng.

Đối với thị trường các doanh nghiệp sản xuất giầy vải hiện nay theo điều tra thị trường nhu cầu tiêu thụ trung bình khoảng 10 triệu m/năm. Qua bảng liệt kê một số khách hàng tiêu thụ thường xuyên của công ty cho thấy các đơn vị sản xuất giầy vải là những

bạn hàng lớn và chủ yếu của công ty. Sản lượng tiêu thụ hàng năm của các đơn vị này chiếm 70% tổng sản lưởng tiêu thụ của công ty. Trong đó các đơn vị như: giầy Hiệp Hưng, giầy Sài Gòn, giầy An Lạc, giầy Thượng Đình, giầy Thăng Long, giầy Thuỵ Khuê, giầy Cần Thơ, giầy Bình Định, giầy Thái Bình... là những bạn hàng lớn. Ví dụ sản lượng tiêu thụ đối với giầy Hiệp Hưng năm 2002 là 274.182m, năm 2003 là 305.982m, năm 2004 là 361.125m. đối với may Thăng Long các con số tương ứng là 301.120m; 305.400m; 321.560m. Đối với giầy An Lạc các con số lần lượt là 250.630m, 273.562m, 281.560m. Đối với giày Sài Gòn là 756.150m,765.490m,771.264m. Đối với cục quân khí 310.240m, 316.620m, 325.689m… Tỷ phần thị trường của công ty trong khu vực này chiếm 10% như vậy là còn khá nhỏ. Công ty không chỉ là nhà cung ứng duy nhất cho các đơn vị giầy vải mà bên bên cạnh đó còn có các đối thủ cạnh tranh khác như: dệt 8/3, dệt may công nghiệp, dệt Minh Khai… tiêu thụ với số lượng lớn.

Qua bảng số liệu sản lượng tiêu thụ ở các đơn vị sản xuất giầy vải nhìn chung khá ổn định và tăng qua các năm. Điều này cho thấy sự tín nhiệm của khách hàng đối với sản phẩm của công ty. Song với dung lượng thị trường nhỏ như vậy, việc mở rộng thị trường tiêu thụ sang các khách hàng tiềm năng và tăng sản lượng tiêu thụ là rất cần thiết và có ý nghĩa về mọi mặt trong hoat đông sản xuất kinh doanh của công ty. Qua phân bố địa lí cho thấy các đơn vị này chủ yếu nằm ở khu vực phía Nam ( chiếm 70% tổng sản lượng tiêu thụ ) và một số ít nằm ở khu vực phía Bắc. Sản lượng tiêu thụ qua các năm cho thấy các thị trường này vẫn chưa đựơc khai thác triệt để, còn bỏ ngỏ. Đặc biệt là khu vực thị trường miền Bắc là nơi rất gần công ty song khối lượng tiêu thụ còn khiêm tốn.

Đối với các công ty may những năm vừa qua là thời điểm thăng hoa trong các hoạt động tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu. Nhu cầu vải công nghiệp của các đơn vị này khá lớn, trung bình 18 triệu m mỗi năm để sản xuất áo khoác hai lớp, áo jắc két, quần ka ki… Tuy nhiên các bạn hàng thuộc thành phần này của công ty rất ít, chỉ có dệt may công nghiệp Hà Nội và dệt 8/3 là hai bạn hàng lâu năm của công ty. Với những đặc tính riêng, do khác biệt của vải làm áo hai lớp, áo jắc két, quần ka ki …, so với vải bạt để sản xuất giầy nên những sản phẩm của công ty hiện nay chỉ có thể đáp ứng nhu cầu của các đơn vị sản xuất giầy và quốc phòng là chủ yếu. Điều này giải thích tại sao các đơn vị may mặc không nằm trong danh mục khách hàng của công ty.

Các đơn vị quốc phòng như cục quân khí, công ty 26, công ty 32 là những bạn hàng quen thuộc trong đó cục quân khí tiêu thụ với số lượng rất lớn. Còn công ty 26, công ty 32 thì tiêu thụ với số lượng ít hơn. Tuy nhiên so với nhu cầu vải bạt của các đơn vị quốc phòng mỗi năm trong nước trung bình là 5 triệu m thì với sản lượng tiêu thụ như vậy quả là ít.

Nhu cầu sử dụng vải chéo, vải lọc đường của các công ty sản xuất bánh kẹo, rượu bia hàng năm vào khoảng 1,5 triệu m. Các bạn hàng thuộc thành phần này của công ty bao gồm các đơn vị ở khu vực phía Bắc là chủ yếu như: bánh kẹo Hải Hà, rượu bia Hà Nội, công ty mía đường Lam Sơn và một số cơ sở tư nhân khác. Sản lượng tiêu thụ loại mày hàng năm chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu tổng sản lượng tiêu thụ: vải lọc trung bình chiếm 0,87%, vải chéo trung bình chiếm 0,9%; tức chiếm khoảng 7% thị phần cả nước. Như vậy thị trường vải này ở khu vực miền Bắc chưa được khai thác triệt để, thị trường miền Nam còn bỏ ngỏ chưa khai thác.

Tóm lại, công ty đã đáp ứng được khá đa dạng nhu cầu của các bạn hàng, thị trường tiêu thụ phân bố khá rộng, song chưa đồng đều ở các vị trí địa lý và số lượng tiêu thụ. Dung lượng tiêu thụ còn nhỏ, chưa hình thành thị trường trọng điểm.

Thị trường quốc tế rộng lớn và đầy tiềm năng, nhưng trong điều kiện hiện nay công ty chưa tiến hành hoạt động tiêu thụ sản phẩm ra nước ngoài. Những cố gắng và nỗ lực của công ty chuẩn bị để đưa sản phẩm ra tiêu thụ ở nước ngoài trong thời gian gần đây như xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, triển khai xây dựng phòng thí nghiệm chất lượng cao, nâng cao ý thức, trình độ lao động và quản lý của công nhân, cán bộ công ty. Điều này cho thấy công ty đã có sự chuẩn bị toàn diện về mọi mặt cho bước tiến xa hơn này.

Với chính sách đa dạng hoá sản phẩm mà công ty đã áp dụng hiện nay đã đáp ứng được khá rộng nhu cầu sản xuất của các bạn hàng. Tuy nhiên số lượng tiêu thụ còn nhỏ và chưa hình thành thị trường trọng điểm.

Thị trường quốc tế rộng lớn và đầy tiềm năng, tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, công ty chưa tiến hành các hoạt động tiêu thụ ra nước ngoài mà mới chỉ dừng lại ở thị trường nội địa. Hoạt động xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm may ở khu liên doanh với nước bạn Singapore. Nhưng với sản phẩm thêu là sản phẩm mới của công ty đã gợi mở ra một tiềm năng xuất khẩu rất lớn trong vài năm tới.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm công ty dệt 19/5 Hà Nội pdf (Trang 27 - 30)