Định hướng phát triển công ty dệt 19/5 Hà Nội trong thời gian tới 1 Định hướng phát triển đến năm 2010.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm công ty dệt 19/5 Hà Nội pdf (Trang 39 - 43)

1. Định hướng phát triển đến năm 2010.

Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới là:

+ Tiếp tục ổn định và phát triển sản xuất tối đa sản phẩm dệt và sợi. + Tiếp tục ổn định sản phẩm may, thêu, phát huy hết công suất hiện có.

+ Nhập máy móc của Nhật, Hàn Quốc, EU; đẩy mạnh xúc tiến thị trường xuất khẩu. + Dự kiến doanh thu trong những năm tới là:

Năm 2005 doanh thu đạt 105 tỷ Năm 2006 doanh thu đạt 120 tỷ Năm 2007 – 2010 doanh thu đạt từ 150- 300 tỷ + Năm 2010 số lao động dự kiến của công ty là 3000 người.

+ Dự kiến trong những năm tới thu nhập bình quân lao động từ 1,2 – 1,5 triệu đồng/ người/ tháng.

+ Xúc tiến hơn nữa hoạt động nghiên cứu thị trường để củng cố và mở rộng thị trường.

+ Xây dựng thương hiệu mạnh nhằm tăng uy tín và hình ảnh của công ty.

+ Tiến hành cổ phần hoá để huy động vốn từ bên ngoài, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

2. Cơ hội

Trong những năm qua nền kinh tế nước ta có sự phát triển với tốc độ cao và tương đối ổn định. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước thì ngành dệt cũng có mức tăng trưởng cao và sẽ tiếp tục tăng trong nhiều năm tới. Đây cũng chính là một điều thuận lợi, một cơ hội đối với công ty dệt 19/5 Hà Nội nói riêng và đối với ngành dệt may nói chung.

Thời cơ là một trong những yếu tố khá quan trọng trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh cũng như trong việc ra các quyết định của ban lãnh đạo. Điều quan trọng hơn cả là công ty cần đánh giá, nhận định được thời cơ và cơ hội kinh doanh mà thị trường và môi rường kinh doanh mang lại. Đối với công ty dệt 19/5 Hà Nội thì thời cơ kinh doanh hiện nay là khá rõ ràng, tuy nhiên công ty cần đánh giá đúng vai trò của các cơ hội, phân

tích và lựa chọn cơ hội thích hợp nhất với mình để hoạch định chiến lược kinh doanh cho phù hợp.

Có thể thấy được khá nhiều cơ hội kinh doanh mới đang mở ra không chỉ đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng mà cả với các doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu cho các ngành khác. Hiện nay công ty dệt 19/5 Hà Nội đang đứng trước rất nhiều cơ hội:

 Với chính sách mở cửa của nền kinh tế và khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình sản xuất. Hiện nay các công ty ra đời ngày càng nhiều, thu hút được nhiều lao động làm cho thu nhập của người dân ngày càng cao, nó tạo ra sức mua sắm và tiêu dùng rất lớn; từ đó tạo động lực cho các công ty phát triển.

Sản phẩm của công ty chủ yếu phục vụ cho các ngành sản xuất khác do đó khi các ngành sản xuất khác phát triển nó sẽ kéo theo cơ hội phát triển cho công ty.

 Xu hướng toàn cầu hoá ngày càng rõ ràng hơn, cơ hội gia nhập vào AFTA, WTO đã mở ra thị trường khá rộng lớn và ngày càng phát huy được lợi thế của ngành dệt may nói chung, của công ty dệt 19/5 Hà Nội nói riêng.

Thứ nhất, Với sự gia nhập này thị trường đầu ra của công ty sẽ được mở rộng, không chỉ còn là thị trường trong nước mà công ty có thể xâm nhập và các thị trường khác trên thế giới với mức thuế thấp, do đó sẽ tăng được khả năng cạnh trạnh của sản phẩm.

Mặt khác, hiện nay có khả năng nhiều quốc gia phát triển đang chuyển từ việc sản xuất các mặt hàng dệt sang các mặt hàng khác có mức lợi thế so sánh cao hơn và họ thường thuê các nước đang phát triển gia công cho họ. Điều này đã giúp các nước đang phát triển có cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ. Với hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM và các chứng nhận ISO 14000, SA 8000 sẽ là những tấm vé thông hành giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn trên thị trường quốc tế.

Thứ hai, Bên cạnh việc mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm thì thị trường nguyên vật liệu cũng được mở rộng khi công ty ra nhập và AFTA, WTO. Sở dĩ có điều này là do nguyên vật liệu bông trong nước chỉ đáp ứng được 20% cho sản xuất, còn lại 80% bông xơ phải nhập từ nước ngoài. Khi thị trường đầu vào được mở rộng, lúc đó công ty sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn nhà cung ứng có giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo được

chất lượng. Chính vì vậy công ty càng có cơ hội để giảm giá thành và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Thứ ba, Với sự phát triển không ngừng của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật công nghệ trên thế giới, hàng năm đã có không biết bao nhiêu máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại ra đời để phục vụ cho sản xuất. Đây cũng chính là một cơ hội để công ty dệt 19/5 Hà Nội tiếp xúc với những máy móc thiết bị hiện đại và là cơ sở để công ty lựa chọn cho mình máy móc phù hợp nhất. Không những thế đây còn là một cơ hội để kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài nhằm tận dụng được lợi thế về công nghệ hiện đại, trình độ quản lý, phong cách làm việc mới cũng như nâng cao được trình độ tay nghề của công nhân nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.

 Với chủ trương từ nay đến năm 2010 công ty sẽ tiến hành xong cổ phần hoá. Điều này sẽ tạo điều kiện để công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình và cũng là điều kiện để công ty có thể tham gia vào thị trường chứng khoán. Đây là một hình thức huy động vốn phổ biến trong những năm tới.

3. Thách thức

Có thể nói việc gia nhập vào AFTA, WTO là một cơ hội đối với bất kì một doanh nghiệp nào không chỉ riêng đối với công ty dệt 19/5 Hà Nội. Nhưng đối với công ty đây cũng chính là một thách thức lớn nhất hiện nay do các bước đi vào là chưa đạt yêu cầu cả về con người và máy móc thiết bị. Hầu hết hệ thống máy móc thiết bị cũ kĩ, lạc hậu đang ở trong tình trạng trung bình tiên tiến. Cụ thể là dây chuyền sản xuất dệt là từ những năm 60, 80, còn máy sợi là hoàn toàn của Trung Quốc. Bên cạnh đó trình độ quản lý nói chung hầu hết là chưa đạt yêu cầu về chuyên môn, tay nghề, kĩ năng, kinh nghiệm… Trình độ lao động trực tiếp còn chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, lao động tay nghề cao thì quá ít, chính những điều này đã làm ảnh hưởng tới năng suất lao động và chất lượng của sản phẩm sản xuất ra là chưa đạt yêu cầu của thị trường. Từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nguyên nhân chính của những vấn đề trên là thiếu vốn, vì thế để giải quyết được vấn đề trên thì phải giải quyết được vấn đề về vốn.

Mặt khác giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng rất mạnh ( hầu hết tăng từ 10% đến 20% ), trong khi giá bán lại không tăng hoặc tăng rất chậm. Phần lớn nguyên vật liệu lại nhập từ nước ngoài do đó còn bị chịu ảnh hưởng rất lớn sự biến động của thị trường quốc tế.

Ngoài ra sự thay đổi chính sách thuế của Nhà nước đối với đất đã làm cho tiền thuê đất của công ty tăng từ 200 triệu/ năm lên 1 tỷ/ năm ( tức tăng từ 4 cho đến 5 lần so với trước đây ).

Tóm lại, với sự gia nhập vào AFTA, WTO cùng với những máy móc thiết bị lạc hậu, trình độ quản lý chưa đạt yêu cầu, giá cả nguyên vật liệu tăng mạnh, sự thay đổi chính sách của Nhà nước….đang là những thách thức đối với công ty hiện nay. Nhất là khi chúng ta thâm gia vào các tổ chức đó thì hàng hoá nước ngoài sẽ tự do tràn vào nước ta với mức thuế thấp hoặc không có thuế. Khi đó sản phẩm của công ty cạnh tranh trên thị trường trong nước đã khó chứ chưa nói đến thị trường ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm công ty dệt 19/5 Hà Nội pdf (Trang 39 - 43)