Mực in offset là một hỗn hợp lỏng quánh ở dạng huyền phù, mịn. Thành phần cấu tạo gồm có: hạt màu (pigment), chất liên kết, phụ gia.
- Pigment: là các chất màu tạo ra màu sắc cho cho mực in, nếu không có pigment thì không tạo ra mực in, màu của pigment là màu của mực.
- Pigment là những hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ có màu, có công thức hoá học
khác nhau và chúng có đặc điểm chung là không thấm nƣớc, không tan trong nƣớc, cồn, kích thƣớc siêu mịn (trong in offset đƣờng kính hạt pigment nhỏ hơn 1mm), đồng thời pigment hầu nhƣ không tan trong dung môi hữu cơ, không có ái lực với vật liệu, với các nguyên vật liệu sản xuất mực. Pigment quyết định các tính chất quang học của mực, quyết định đến tính chất bền màu của mực in.
- Những pigment đem chế tạo mực in đều phải có các tính chất sau:
+ Màu của pigment cần tinh khiết và sáng sủa. Độ bền đối với ánh sáng (tính không thay đổi màu) của pigment phải cao.
+ Lực màu của pigment phải cao để đảm bảo khi chế tạo mực in, chỉ cần dùng lƣợng nhỏ pigment cũng đủ để chế tạo đƣợc mực có màu đậm.
+ Độ trong của pigment phải cao để có thể đem dùng chế tạo loại mực in ba, bốn màu. Nếu pigment dùng để chế tạo loại mực in dùng in tranh ảnh quảng cáo, in lên loại bìa cứng của sách, in lên sắt tây thì cần phải có độ phủ lớn.
+ Mức độ thấm chất liên kết phải nhỏ nhất để có thể đem dùng chế tạo ra các loại mực in trong đó chứa lƣợng pigment tƣơng đối cao- mực in có độ đậm cao. Tính chất này đặc biệt quan trọng đối với loại pigment đen (muội than) dùng để chế tạo các loại mực đen và đối với các loại pigment có màu dùng để chế tạo các loại mực in dùng để in các tài liệu từ ba đến bốn màu.
+ Cấu trúc của pigment cần mềm mại để đảm bảo cho chúng dễ dàng hỗn hợp với chất liên kết khi đem nghiền ở các máy nghiền dùng chế tạo mực in.
+ Bền vững trƣớc tác dụng của nƣớc, chất hoà tan hữu cơ, các chất dầu, các chất muối, chất kiềm và axit.
- Chất liên kết: là các chất lỏng tự nhiên hoặc tổng hợp có tính nhớt dính, có khả năng dàn thành màng mỏng trên bề mặt vật liệu in và bám dính chắc vào đó.
Thành phần của chất liên kết bao gồm: chất tạo màng (amino formandehit, phenol formandehit, dầu thực vật, bitum, xenlăc), dung môi hữu cơ hoà tan chất tạo
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2010
Nguyễn Quang Thịnh_HD1001 3
6
màng (rƣợu, cồn, dầu khoáng). Chất liên kết quyết định đến độ bám dính, độ đặc lỏng, tính xúc biến, tính lƣu biến của mực, quyết định đến tính bền cơ học của mực.
Các loại chất liên kết khác nhau thể hiện các loại hình bám dính khác nhau: quá trình thẩm thấu, quá trình khô bằng nhiệt, quá trình hoá học. Tính chất chung của mọi chất liên kết trong thành phần mực in cần phải có là:
+ Phải có đủ độ dính để khi đem chế tạo với pigment, dầu khô, chất độn, thì mực in có thể dính đƣợc nên mặt các quả lô, các ống kim loại, mặt giấy in, nếu không mực in không thể đƣợc truyền từ máng mực qua hệ thống lô lên mặt khuôn in rồi sang giấy để tạo thành chữ, hình ảnh mà sẽ nằm nguyên vẹn trong máng mực của máy in rồi quay và trƣợt trên mặt lô sắt máng mực.
+ Cần có độ nhớt thích hợp để mực không ngấm sâu vào trong lòng giấy rồi để lại trên mặt giấy các hạt pigment, chất độn, không đƣợc gắn chắc trên mặt giấy và dễ dàng bong khỏi mặt giấy khi có điều kiện.
+ Phải có tính đồng nhất- các chất tạo thành chất liên kết (nhƣ các chất có độ trùng hợp không giống nhau, trọng lƣợng phân tử khác nhau), đƣợc phân bố đồng đều ở mọi điểm trong lòng chất liên kết.
+ Trong thành phần của chất liên kết phải có chứa một lƣợng thích hợp chất hoạt động bề mặt để ổn định pigment và chất độn.
- Các chất phụ gia: là các chất cho thêm vào mực để làm tăng tính in của mực nhƣ: làm tăng- giảm tốc độ khô, tăng hay giảm độ bám dính của mực, tăng hay giảm khả năng ngấm của mực trên bề mặt vật liệu.
Thành phần các chất phụ gia bao gồm:
+ Chất dầu khô: các muối kim loại nhƣ Co, Mg, các loại dầu: làm thay đổi độ dính. + Các chất ngấm: neocan... làm tăng độ ngấm của mực.
+ Các chất dầu mỡ: làm tăng độ bám dính, độ bóng của mực