Trái phiếu kho bạc

Một phần của tài liệu Thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 43 - 45)

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM

2.2.1.2. Trái phiếu kho bạc

- Thứ nhất, phát hành trực tiếp ra công chúng qua hệ thống KBNN

Từ năm 1995, KBNN đã phát hành loại trái phiếu với kỳ hạn từ 1 năm trở lên; trái phiếu được bán lẻ qua hệ thống KBNN. Từ tháng 4/1995 đến tháng 10/1999 KBNN đã phát hành loại trái phiếu có kỳ hạn 1 năm, loại có ghi tên, không in trước mệnh giá, lãi suất 21%/ năm, trái phiếu được tự do chuyển nhượng, cầm cố và lãi suất hấp dẫn; do vậy, đã huy động được 7.316 tỷ đồng. Tiếp theo, kể từ ngày 1/3/1996 đến ngày 15/4/1996 KBNN đã phát hành tiếp loại trái phiếu có ghi tên, không in sẵn mệnh giá, kỳ hạn 1 năm, lãi suất 16%/năm, kết quả huy động được 745 tỷ đồng. Như vậy, sau hai năm phát hành loại TPKB, kỳ hạn 1 năm, bán lẻ qua hệ thống kho bạc tổng số vốn đã huy động được là 8.106 tỷ đồng; bên cạnh những đặc điểm hấp dẫn của loại trái phiếu này đối với công chúng đầu tư, thì nó vẫn bộc lộ một

số vướng mắc như: do kỳ hạn của TP là 1 năm, nếu đứng trên góc độ huy động vốn để đầu tư phát triển thì kỳ hạn này vẫn chưa thích hợp dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn vay không cao; để khắc phục nhược điểm này, từ tháng 9/1996 Bộ Tài chính (KBNN) đã phát hành loại TPKB, kỳ hạn 2 năm, có ghi tên và không in trước mệnh giá, bán cho các đối tượng là người Việt Nam và người nước ngoài đang làm việc và sinh sống ở Việt Nam, tính đến cuối tháng 12/1996 kết quả đã huy động được 1.259 tỷ đồng. Trong năm 1994, Bộ tài chính (KBNN) đã phát hành loại TPKB, kỳ hạn 3 năm, lãi suất 20,4%/năm (1,7%/tháng), kết quả đã huy động được 880 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến kết quả huy động vốn trong đợt này chưa cao là vì các tầng lớp dân cư chưa quen với hình thức đầu tư vào trái phiếu trung hạn; phần nữa là do lãi suất của đợt phát hành chưa thực sự hấp dẫn và thu hút đối với công chúng. Loại trái phiếu kho bạc, kỳ hạn 2 năm đã được liên tục phát hành trong các năm tiếp theo, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số TPCP đã phát hành. Đến thời điểm cuối năm 2004 số dư nợ gốc trái phiếu bán lẻ, loại 2 năm là trên 9.694 tỷ đồng.

Để cung cấp hàng hoá có chất lượng cho TTCK, trong năm 2001 KBNN đã phát hành thí điểm TPCP theo hình thức chiết khấu tại địa bàn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; trái phiếu chiết khấu có cùng một ngày phát hành 15/06/2001 và cùng một ngày đến hạn thanh toán 15/06/2006; kỳ hạn 5 năm, lãi suất 7,2%/ năm, trái phiếu được phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam, hình thức phát hành dưới dạng chứng chỉ, không ghi tên và in trước mệnh giá, tiền lãi thanh toán định kỳ mỗi năm một lần. Trái phiếu phát hành đợt này có đủ điều kiện để niêm yết và giao dịch tại Trung tâm GDCK. Kết quả phát hành từ ngày16/4/2001 đến ngày15/06/2001 đã huy động được 48,6 tỷ đồng; lý do kết quả huy động chưa cao là vì đây là lần đầu KBNN phát hành TPCP theo hình thức chiết khấu, các tầng lớp dân cư chưa quen với hình thức đầu tư mới này; bên cạnh đó lãi suất 7,2%/năm tính cho cả kỳ hạn trái phiếu là 5 năm thực sự chưa có sự hẫn dẫn đối với người đầu tư.

Nhìn chung, Bộ Tài chính đã điều chỉnh kịp thời lãi suất TPKB trong từng giai đoạn cho phù hợp với lãi suất trên thị trường; giai đoạn 1994 - 2000 duy trì mức lãi suất bình quân khoảng 10,5% đến 12%; trong năm 2001 lãi suất bình quân là 6,8% -

7,2%; trong năm 2002 lãi suất bình quân là 7,1% - 8%; năm 2003 là 8,2% đến 8,4%; năm 2004 là 8,2 % đến 8,5%.

- Thứ hai, đấu thầu qua Trung tâm GDCK

Để thúc đẩy thị trường chứng khoán ở Việt Nam phát triển và cung cấp hàng hoá có chất lượng cao cho thị trường chứng khoán hoạt động; Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01/2000/NĐ-CP ngày 13/1/2000 về quy chế phát hành TPCP thay thế cho Nghị định số 72/CP. Cơ chế này đã cho phép áp dụng phương thức đấu thầu TPCP (trái phiếu kho bạc) qua Trung tâm GDCK và Bảo lãnh Phát hành. Tính đến thời điểm 31/12/2004 này số lượng thành viên tham gia tham gia đấu thầu TPKB là 20 đơn vị bao gồm các NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.

Từ tháng 7/2000 đến ngày 31/12/2004 KBNN đã phối hợp với TTGDCK tổ chức được 52 phiên đấu thầu; phương pháp đấu thầu áp dụng theo hình thức cạnh tranh lãi suất trong phạm vi lãi suất trần đã được quy định; TPKB đấu thầu qua TTGDCK được bán ngang mệnh giá, có kỳ hạn 5 năm và 7 năm, trả lãi hàng năm, TPKB phát hành dưới hình thức chứng chỉ và ghi sổ và được niêm yết tại TTGDCK. Tính 31/12/2004 tổng khối lượng trái phiếu gọi thầu là trên 10.000 tỷ đồng, tổng giá trị trái phiếu trúng thầu là 3.380 tỷ đồng, kết quả đấu thầu TPCP qua TTGDCK từ tháng 7/2000 đến tháng 12/2004 như sau:

Bảng số: 2.3

Một phần của tài liệu Thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w