Huy động vốn phải gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính trong nước và hướng tới hội nhập với thị trường tài chính quốc tế

Một phần của tài liệu Thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 79 - 80)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ HOÀN THIỆN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM

3.1.6.Huy động vốn phải gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính trong nước và hướng tới hội nhập với thị trường tài chính quốc tế

trong nước và hướng tới hội nhập với thị trường tài chính quốc tế

Thị trường tài chính là nơi thu hút, luân chuyển các nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển; việc xây dựng và phát triển thị trường tài chính mà trọng tâm là thị trường vốn trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Khối lượng trái phiếu đưa vào thị trường ngày càng tăng là dấu hiệu tốt để phát triển thị trường vốn và TPCP trở thành hành hóa quan trọng trên thị trường tài chính. Hoạt động của thị trường tài chính dài hạn trong những năm tới phải thực hiện được yêu cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khơi thông được các luồng vốn trong xã hội. Để thị trường tài chính sôi động thì vấn đề

cốt yếu là cung cấp cho thị trường những hàng hoá đủ tiêu chuẩn để giao dịch với chủng loại phong phú; bên cạnh đó thủ tục, kỹ thuật phát hành các loại chứng khoán trên thị trường sơ cấp ngày càng phải được cải tiến và hoàn thiện. Đối với thị trường thứ cấp, phải có chính sách và giải pháp tích cực để mở rộng thị trường chứng khoán tập trung và phi tập trung. Phát triển thị trường TPCP đồng nghĩa với việc thúc đẩy phát triển hệ thống các tổ chức tài chính trung gian; các ngân hàng đầu tư, các công ty chứng khoán ngoài việc tham gia vào thị trường với tư cách là nhà đầu tư, họ còn tham gia bảo lãnh phát hành và thực thi các chức năng của nhà tạo lập thị trường. Như vậy, sẽ làm đa dạng hoá các hoạt động, dịch vụ tài chính trên thị trường.

Trên phương diện quốc tế, phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam cũng góp phần quan trọng trong tiến trình tiếp cận và hội nhập giữa thị trường tài chính của Việt Nam với thị trường tài chính quốc tế. Việc phát hành TPCP ra thị trường quốc tế sẽ giúp Chính phủ có được khối lượng vốn lớn, thời hạn vay nợ dài; ngoài ra, còn nâng cao vị thế và định mức tín nhiệm của Việt Nam trên trường quốc tế, qua đó giúp các doanh nghiệp trong nước có được cơ hội tiếp cận với nguồn vốn bên ngoài thông qua việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu ra thị trường quốc tế. Mở cửa và hội nhập thị trường tài chính trong nước với thị trường tài chính quốc tế, sẽ tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường tài chính của Việt Nam thông qua việc mua, bán các loại chứng khoán trong đó có TPCP và cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…

Trước mắt, để đảm bảo tiến trình hội nhập thị trường vốn của các nước ASEAN theo tuyên bố chung tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính các nước ASEAN cộng ba được tổ chức tại Malina- Philippines vào tháng 8/2003, Chính phủ Việt Nam cần chủ động phát triển thị trường vốn, trong đó có thị trường TPCP và từng bước đáp ứng được các tiêu chuẩn chung của thị trường vốn trong khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu Thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 79 - 80)