ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ

Một phần của tài liệu Thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 73 - 75)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ HOÀN THIỆN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM

3.1.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ

THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNHPHỦ PHỦ

Trong tiến trình phát triển kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng ở Việt Nam hiện nay đòi hỏi phải thực hiện cho được mục tiêu gia tăng tỷ lệ tiết kiệm trong nền kinh tế. Một trong những phương thức đem lại hiệu quả thiết thực đáp ứng yêu cầu đó chính là việc sớm hình thành, xây dựng và phát triển thị trường TPCP. Phát triển thị trường TPCP với các công cụ nợ trung hạn và dài hạn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước; thực hiện thắng lợi những quyết sách đã được đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra, để có một thị trường TPCP hoạt động có hiệu quả cần có những nhận thức và định hướng đúng về chính sách sử dụng TPCP để huy động vốn cho đầu tư phát triển.

Để huy động vốn cho đầu tư phát triển có hiệu quả thì cần phải có chính sách huy động vốn phù hợp. Chính sách huy động vốn là một bộ phận cấu thành của chính sách tài chính quốc gia, nó gắn bó mật thiết với chính sách tiền tệ - tín dụng; có ảnh hưởng quyết định đến chính sách đầu tư phát triển kinh tế, bên cạnh đó nó còn có tác động chi phối các quan hệ tích luỹ- tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư trong toàn xã hội. Mục tiêu cơ bản của chính sách huy động vốn là thu hút tối đa các nguồn vốn trong nước và ngoài nước phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đã huy động được, tạo khả năng thuận lợi cho việc trả nợ; không để cho nền kinh tế lâm vào tình trạng thiếu vốn hoặc nợ trầm trọng; cũng không để gây ra những yếu tố tiêu cực, có tác động xấu trong quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô.

Huy động vốn từ thị trường tài chính của Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần ổn định và phát triển kinh tế, kiềm hãm lạm phát. Tuy nhiên, do chưa nhận thức đầy đủ về nguyên tắc, quan điểm huy động vốn theo cơ chế thị trường nên kết quả đạt được vẫn chưa cao, chưa thoả mãn kịp thời và đầy đủ các nhu cầu về vốn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để khắc phục tình trạng đó cần phải có quan điểm và nhận thức mới về việc phát hành TPCP và phát triển thị trường TPCP huy động vốn để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong quá trình phát triển và hoàn thiện thị trường TPCP ở Việt Nam cần chú ý đến các nguyên tắc và định hướng phát triển sau:

3.1.1.Tăng cường sử dụng công cụ trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho đầu tư phát triển

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển cho giai đoạn 2001-2010 ước tính khoảng 165 tỷ USD, trong đó nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 60%; nhu cầu vốn của giai đoạn 2001-2005 đã được xác định 65-70 tỷ USD. Như vậy, nhiệm vụ trước mắt còn rất nặng nề, các nguồn vốn từ NSNN, ODA cũng chỉ đáp ứng được nhu cầu vốn cho một

số dự án nhất định, theo kinh nghiệm của một số nước trong khu vực để giải quyết được những đòi hỏi về vốn cho đầu tư phát triển chúng ta có thể thực hiện thông qua việc phát hành TPCP. Huy động vốn thông qua phát hành TPCP sẽ có những lợi thế nhất định vì Chính phủ Việt Nam trực tiếp đứng ra vay nợ do đó chi phí vay nợ sẽ thấp hơn nếu như Chính phủ vay lại của các tổ chức tài chính trung gian khác. TPCP là loại trái phiếu có độ an toàn cao nhất (độ rủi ro thấp nhất) trên thị trường, đây là yếu tố hấp dẫn đối với người đầu tư vào trái phiếu; một đặc điểm khi huy động vốn qua thị trường TPCP là chúng ta có thể biến nguồn vốn ngắn hạn thành nguồn vốn dài hạn, biến nguồn vốn nhỏ thành nguồn vốn lớn cho nên các nhà phát hành có thể huy động với khối lượng lớn và kỳ hạn khác nhau tuỳ theo nhu cầu sử dụng. Cần quán triệt quan điểm sử dụng TPCP để huy động vốn trên thị trường tài chính. Quan điểm huy động vốn cần được cụ thể hoá dưới dạng các Văn kiện của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 73 - 75)