Phương hướng phát triển của NHNN trong những năm tớ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế potx (Trang 88 - 90)

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đổi mới kinh tế- xã hội, xây dựng nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng XHCN, xu hướng phát triển của hệ thống NHNN Việt Nam và toàn ngành ngân hàng là đổi mới toàn diện và hội nhập kinh tế quốc tế trên lĩnh vực ngân hàng, nhằm đạt mục tiêu nêu trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX là: "Phấn đấu để hệ thống tài chính- ngân hàng đạt trình độ trung bình trong khu vực" và "bắt đầu xuất hiện một số ngân hàng mạnh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế" [9].

Phương hướng phát triển của ngành ngân hàng và NHNN gồm ba nội dung quan trọng: (i) Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật ngân hàng phục vụ quá trình hội nhập quốc tế của ngành ngân hàng theo các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đồng thời sát hợp với những cam kết quốc tế; (ii) Cấu trúc mới mô hình tổ chức các hệ thống ngân hàng, trong đó nhiệm vụ quan trọng là cơ cấu lại NHNN theo hướng một ngân hàng trung ương hiện đại, phù hợp với sự thay đổi về bản chất nghề nghiệp và xu thế hội nhập. Là NHTW hiện đại, NHNN chỉ tập trung vào các chức năng chủ chốt của một NHTW, có mức độ độc lập nhất định về bộ máy, nhân sự, về hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, có cấu trúc tinh gọn, cơ chế hoạt động hiệu quả, đủ khả năng phản ứng nhanh nhạy với thay đổi của môi trường; (iii) Nâng cao năng lực quản lý điều hành của NHNN và năng

lực kinh doanh của các tổ chức tín dụng cùng hướng vào mục tiêu chung là an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Thay đổi phương pháp và cách thức làm việc theo hướng gắn với ứng dụng công nghệ và công cụ mới.

Các nội dung cụ thể của phương hướng phát triển NHNN là:

- Về chính sách tiền tệ: Hoàn thiện thể chế trong hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ nhằm bảo đảm vững chắc mục tiêu ổn định tiền tệ, tăng cường áp dụng các công cụ điều hành gián tiếp. Phát triển thị trường tiền tệ và các công cụ tài chính của thị trường, nhất là các công cụ hạn chế rủi ro.

- Về hiện đại hóa hệ thống thanh toán: Phát triển hệ thống thanh toán của NHNN thành một điểm kết nối các hoạt động thanh toán của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính thuộc ngân hàng và phi ngân hàng. Đảm bảo cung cấp các dịch vụ thanh toán có hiệu quả cao cho hoạt động của thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán và các giao dịch liên hệ thống khác. Mục tiêu lâu dài là thành lập Trung tâm thanh toán quốc gia.

- Về thanh tra, giám sát ngân hàng: Cải cách sâu hơn hệ thống thanh tra ngân hàng theo hướng thanh tra chuyên ngành. áp dụng các qui định về thanh tra giám sát theo thông lệ quốc tế (qui định của ủy ban Basels) vào việc cơ cấu lại và cải tiến công tác thanh tra của NHNN cả về nội dung hoạt động và bộ máy tổ chức. Thay cho các cuộc thanh tra trực tiếp là việc giám sát và phòng ngừa rủi ro bằng các công cụ pháp lý và các chuẩn mực an toàn phù hợp với qui định quốc tế.

- Về xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức hệ thống NHNN: Đây là một nhiệm vụ quan trọng để NHNN trở thành một NHTW phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam, nhưng vẫn bảo đảm các chức năng của một NHTW hiện đại, không trái với thông lệ quốc tế. Theo đó, NHNN được cơ cấu lại trong nội bộ theo hướng tập trung nhiều vào thực hiện các chức năng của NHTW, đồng thời đảm bảo cung ứng đầy đủ các dịch vụ tài chính cần thiết của NHNN trên các địa bàn. Phân chia hợp lý việc thực hiện các chức năng NHTW giữa Hội sở chính và các chi nhánh khu vực. Giảm cơ bản các nhiệm vụ mang tính quản lý nhà nước với các NHTMNN, thực hiện chức năng "ngân

hàng của các ngân hàng", thiết lập một hệ thống pháp lý hoàn hảo, đối xử bình đẳng với các chủ thể tham gia trên thị trường tài chính và tiền tệ quốc gia.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế potx (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)