Tổ chức, bộ máy, chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế potx (Trang 36 - 38)

Nam

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là NHTW của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là thành viên Chính phủ, thuộc sở hữu nhà nước. Hệ thống tổ chức của NHNN được cấu trúc theo mô hình hỗn hợp, các nhiệm vụ chức năng của một NHTW được thực hiện cùng với chức năng một cơ quan của Chính phủ và gắn liền với hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cấp tỉnh. Tổ chức bộ máy của NHNN bao gồm: Hội sở chính tại Hà Nội; 64 chi nhánh tại các tỉnh, thành phố, 2 Phòng giao dịch, 01 Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số xí nghiệp, đơn vị đặc thù. Hội sở chính của NHNN tại Hà Nội có 19 vụ, cục, chủ yếu là các đơn vị làm công tác hoạch định chính sách và nghiên cứu triển khai. Bộ máy điều hành quản lý là ban lãnh đạo NHNN gồm Thống đốc và bốn Phó Thống đốc. Quốc hội là cơ quan lãnh đạo cao nhất của NHNN, vì Quốc hội là người duy nhất quyết định mục tiêu phát triển và chính sách tiền tệ (Xem phụ lục số 1).

NHNN Việt Nam có các chức năng hoạt động sau: (i) chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; (ii) là ngân hàng phát hành, (iii) là ngân hàng của các ngân hàng, (iv) làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

Mục tiêu hoạt động của NHNN được Luật NHNN qui định tại điểm 3 Điều 1, chương I: "Hoạt động nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa" [30].

Trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước:

 Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước;

 Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định và tổ chức triển khai thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

 Xây dựng chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam;

 Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền;

 Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; quyết định giải thể, chấp thuận chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;

 Thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng; kiểm soát tín dụng; xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền;

 Quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ;

 Chủ trì lập và theo dõi kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế;

 Quản lý hoạt động ngoại hối và quản lý hoạt động kinh doanh vàng;

 Ký kết, tham gia điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật;

 Đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế trong những trường hợp được Chủ tịch nước, Chính phủ ủy quyền;

 Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ngân hàng.

Trong việc thực hiện chức năng NHTW:

 In, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền;

 Thực hiện tái cấp vốn nhằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế;

 Điều hành thị trường tiền tệ; thực hiện nghiệp vụ thị trường mở; thực thi các công cụ điều hành gián tiếp

 Kiểm soát dự trữ quốc tế; quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước;

 Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng, làm dịch vụ thanh toán, quản lý việc cung ứng các phương tiện thanh toán;

 Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc nhà nước;

 Tổ chức hệ thống thông tin và làm các dịch vụ thông tin ngân hàng.

Hai nhóm chức năng quản lý nhà nước và chức năng NHTW nêu trên được thực hiện hầu hết ở Hội sở chính. Các chi nhánh NHNN chủ yếu thực hiện nhiệm vụ triển khai các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của NHNN trên địa bàn, thực hiện các dịch vụ về thanh toán và tiền tệ, kho quỹ. Việc tổ chức các chi nhánh theo địa giới tỉnh, thành phố là tồn tại từ mô hình tổ chức cũ, làm cho bộ máy của NHNN cồng kềnh, dàn trải, biên chế đông, kém hiệu quả.

Luật NHNN ban hành năm 1998 và sửa đổi năm 2003 đã nhấn mạnh chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển của NHNN mang đặc thù riêng của Việt Nam, là NHTW của đất nước và là cơ quan ngang Bộ, thành viên của Chính phủ. Đây là một đặc tính quan trọng của NHNN Việt Nam, khác với các NHTW của các nước có nền kinh tế thị trường, nó quyết định xu hướng phát triển, đặc thù của nguồn nhân lực và hoạt động phát triển nguồn nhân lực trong NHNN.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế potx (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)