2. Chương 4: Kết quả và bàn luận:
2.4. Ảnh hưởng của hàm lượng nitơ lên hoạt tính pectinase:
Cách thực hiện:
Trong thí nghiệm này, chúng tôi sẽ tiếp tục khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng NH4Cl lên quá trình sinh tổng hợp endo-polygalacturonase của nấm mốc A. awamori.
Chúng tôi chuẩn bị các môi trường có hàm lượng NH4Cl là 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5 %w/v.
Hàm lượng pectin trong môi trường 1,5% w/v. Các thành phần khác của môi trường được giữ cố định như trong mục 3.1.4.
Điều kiện nuôi cấy:
oNhiệt độ: 300C
oTốc độ lắc: 125vòng/phút
oThời gian nuôi cấy: 60 giờ.
Hoạt tính của endo-polygalacturonase sẽ được xác định theo phương pháp trong mục 3.3.1.
Thí nghiệm được thực hiện 2 lần, lấy kết quả trung bình. Kết quả:
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của hàm lượng NH4Cl trong môi trường nuôi cấy đến hoạt tính endo-polygalacturonase.
Nồng độ hợp chất
NH4Cl (%w/v) 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5
Hoạt tính enzyme
(UI/ml) 0,186 0,215 0,236 0,216 0,215
Hình 4.5: Ảnh hưởng của hàm lượng NH4Cl trong môi trường nuôi cấy đến hoạt tính endo-polygalacturonase.
Nhận xét và bàn luận:
Từ hình 4.6, chúng tôi nhận thấy khi hàm lượng NH4Cl trong môi trường ban đầu là 0,1%, hoạt tính endo-polygalacturonase thu được thấp nhất. Nếu tăng hàm lượng NH4Cl trong môi trường từ 0,1% đến 0,3%, hoạt tính enzyme tăng dần và đạt cực đại khi hàm lượng NH4Cl là 0,3%. Khi ta tiếp tục tăng hàm lượng NH4Cl từ 0,3 đến 0,5%, hoạt tính của enzyme thu được sẽ giảm nhẹ.
Theo lý thuyết, khi vi sinh vật hấp thụ muối NH4+, giá trị pH của môi trường sẽ giảm. Đó là do quá trình vận chuyển ion NH4+ từ môi trường vào bên trong tế bào chất của vi sinh vật xảy ra kèm theo với quá trình vận chuyển ngược ion H+ từ bên trong tế bào chất ra bên ngoài môi trường. Nếu nấm mốc hấp thu một lượng lớn NH4+ thì pH canh trường nuôi cấy sẽ bị thay đổi lớn. Có lẽ sự thay đổi lớn giá trị pH của canh trường đã làm thay đổi hoạt tính của các polygalacturonase có trong canh trường.
Dựa vào kết quả thí nghiệm, chúng tôi chọn hàm lượng NH4Cl thích hợp là 0,3% (w/v).