Dựa vào các yếu tố kỹ thuật đã tính toán và các quy định của quy trình nh−: độ dốc dọc lớn nhất, bán kính đ−ờng cong bằng nhỏ nhất, chiều dài tầm nhìn tối thiểu... để vạch tuyến.
Tại những nơi mà tuyến chuyển h−ớng có các đ−ờng cong ng−ợc chiều hay cùng chiều liền nhau thì phải đảm bảo khoảng cách giữa tiếp cuối đ−ờng cong này và tiếp đầu đ−ờng cong kia để bố trí đ−ợc đoạn nối siêu cao, đoạn nối mở rộng hoặc đ−ờng cong chuyển tiếp.
Tại những nơi giao với dòng n−ớc cấn bố trí những công trình thoát n−ớc, đảm bảo n−ớc chảy tự nhiên với mực n−ớc thiết kế và đồng thời đảm bảo xe chạy đ−ợc êm thuận, giá thành xây dựng rẻ và thuận lợi cho việc thi công. Muốn vậy cần cố gắng đến mức tối đa để tuyến cắt vuông góc với dòng chảy, tr−ờng hợp không thể thì cắt xiên nh−ng phải chọn nơi dòng chảy ổn định tuyệt đối tránh chỗ dòng chảy bị uốn cong.
Để đảm bảo khối l−ợng đào đắp là ít nhất thì cố gắng vạch tuyến qua các điểm mà giữa chúng có độ dốc thiên nhiên gần với độ dốc cho phép.
Để đảm bảo điều kiện xe chạy êm thuận nên bố trí các đ−ờng cong có bán kính đủ lớn, đ−ờng thẳng không nên bố trí quá dài để tránh tâm lý chủ quan của lái xe nhằm đảm bảo an toàn giao thông.
Nhằm đảm bảo an toàn giao thông khi qua các khu dân c− thì đối với các đ−ờng quốc lộ nên tránh các khu dân c− mà cần đi quanh các khu dân c− để giảm diện tích giải phóng mặt bằng.
Phối hợp thiết kế giữa bình đồ trắc dọc và trắc ngang để tạo cho tuyến có cảnh quan phù hợp uốn l−ợn đều đặn trong không gian. Song để tiện lợi trong quá trình thiết kế cho phép đầu tiên là vạch tuyến trên bình đồ thông qua đ−ờng dẫn h−ớng tuyến. Sau đó dựa vào các h−ớng tuyến đã vạch tiến hành thiết kế trắc dọc và trắc ngang. Tuy các công việc thiết kế trắc
dọc và trắc ngang làm sau nh−ng trong quá trình thiết kế phải xem xét lại các h−ớng tuyến đã vạch xem và có thể cho phép sửa lại h−ớng tuyến cho phù hợp với tiêu chí thiết kế.
Khi vạch tuyến cần đặc biệt chú ý tới các yếu tố địa hình, cụ thể nh− sau:
- Đối với địa hình vùng đồng bằng, thung lũng, cao nguyên bằng phẳng và những vùng đồi thoải thì tuyến đ−ợc vạch theo đ−ờng chim bay giữa các điểm khống chế hoặc cố gắng bám sát đ−ờng chim bay để giảm tới mức tối thiểu chiều dài tuyến. Nh−ng cần chú ý tới những nơi có thể đào sâu, đắp cao ở những đoạn cần triển tuyến thì cần cố gắng bám theo một độ dốc nào đó, tránh phải sử dụng những tiêu chuẩn tới hạn mà cố gắng tận dụng những đoạn thẳng cho phép chiều dài lớn nhất và đ−ợc nối với nhau bằng những đ−ờng cong nằm có bán kính lớn, độ dốc nhỏ.
- Đối với địa hình vùng núi khó khăn, phức tạp về địa hình thì cần vạch tuyến bám sát địa hình nh−ng tránh tuyến gãy khúc đột ngột. Với địa hình này cho phép sử dụng độ dốc dọc lớn nhất và bán kính đ−ờng cong nằm tối thiểu nh−ng phải đảm bảo tầm nhìn.
Một số điểm cần chú ý khi vạch tuyến:
- Khi tuyến đi theo thung lũng và đặt trên thềm sông suối thì phải đảm bảo cao độ thiết kế lớn hơn cao độ mực n−ớc lũ, tránh vùng đầm lầy đất yếu và sự xói lở của bờ sông. Tránh tuyến đi quanh co nhiều theo sông suối mà mất sự hài hoà.
- Khi tuyến đi theo đ−ờng phân thuỷ: ít phải làm các công trình thoát n−ớc, điều kiện thoát n−ớc tốt song th−ờng chỉ áp dụng ở những vùng đồi thoải, nơi đỉnh đồi, núi phẳng, ít lồi lõm và điều kiện địa chất tốt.
- Khi tuyến đi theo l−ng chừng s−ờn núi nên chọn s−ờn núi thoải, ít quanh co, điều kiện địa chất ổn định.