Các kết quả đã đạt được

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoạt động đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thiết bị khoa học kỹ thuật Hải Ly (Trang 44 - 51)

I Nguồn vốn tự

1.4.1Các kết quả đã đạt được

Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Hải Ly

1.4.1Các kết quả đã đạt được

Chính nhờ hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh có mục đích, có chiến lược cụ thể của công ty mà trong những năm qua công ty đã cải thiện được rất nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, các thành tựu đó là một trong những nhân tố quan trọng giúp công ty ngày một kinh doanh đạt hiệu quả cao.

Là một doanh nghiệp chuyên hoạt động kinh doanh về lĩnh vực thương mại, có thể nói yếu tố quan trọng hàng đầu là phải bán được sản phẩm, có bán được sản phẩm thì doanh thu mới cao, mà doanh thu có cao kết hợp với việc sản xuất tiết kiệm được chi phí thì lợi nhuận thu được của công ty chắc chắn cũng sẽ cao. Điều này sẽ giúp công ty có thêm vốn để thực hiện kế hoạch đầu tư ở những lĩnh vực khác một cách đồng bộ hơn.

Đối với công ty TNHH Hải Ly, trong 3 năm trở lại đây, với sự đóng góp, xây dựng tích cực của toàn cán bộ, công nhân viên trong công ty, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước và trên thế giới và tuy chỉ được xếp

vào loại công ty vừa và nhỏ ,cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng của nền kinh tế, song điều đáng nói ở đây là công ty luôn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nguồn vốn và doanh thu của công ty tăng qua các năm. Trong 3 năm trở lại, đây công ty luôn kinh doanh có lãi, đạt được các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, phát triển về mọi mặt và đạt được nhiều thành quả rất đáng tự hào. Dưới đây là các thành tựu cụ thể công ty đã đạt được trong một số năm gần đây:

♦Các kết quả về doanh thu

Từ năm 2006 – 2008 công ty luôn đạt chỉ tiêu doanh số dương. Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và tình hình lạm phát trong nước phức tạp, song trong những năm qua công ty luôn làm ăn có lãi và đạt chỉ tiêu đặt ra. Có được những kết quả này ngoài những hoạt động sản xuất tích cực ra thì không thể phủ nhận vai trò của hoạt động đầu tư nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Chính hoạt động này đã góp phần làm cho doanh số của công ty không ngừng tăng qua các năm và đưa sản phẩm của công ty ngày càng tới gần hơn với khách hàng.

Căn cứ vào bảng số liệu ta có thể thấy, năm 2006 doanh thu của công ty đạt ở mức rất cao, điều này được giải thích bởi nguyên nhân là tình hình chung của nền kinh tế. Năm 2006 là năm tài chính sôi động, nền kinh tế phát triển nóng, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có nhiều thuận lợi, các sản phẩm của công ty tiêu thụ mạnh mẽ, trong đó phải kể đến các mặt hàng phục vụ thiết bị y tế, các loại hóa chất sắc kí lỏng dùng trong phòng thí nghiệm, các thiết bị phục vụ chức năng hồi phục…

Năm 2007, việc kinh doanh tiêu thụ hàng hóa của công ty bị chậm lại, lượng hàng tồn trữ tăng, các mặt hàng bán được chủ yếu là các thiết bị y tế và các loại máy móc phục vụ cho nghiên cứu khoa học. Doanh thu năm 2007 chỉ đạt mức hơn 46 tỷ đồng, giảm hơn 45% so với năm 2006. Tuy nhiên với kết quả này công ty cũng vượt mức kế hoạch hơn 11 tỷ đồng chiếm hơn 23% tổng mức doanh thu.

Năm 2008, nền kinh tế đã bắt đầu hồi phục trở lại. Doanh thu của công ty tăng nhanh ở những tháng cuối năm, các mặt hàng được tiêu thụ chủ yếu là sản phẩm chức năng, thiết bị y tế, máy móc phục vụ cho việc nghiên cứu… doanh thu đạt mức hơn 53 tỷ đồng, tăng 16,35% so với năm 2007, vượt mức kế hoạch hơn 13 tỷ đồng.

Bảng 1.16: Các kết quả về doanh thu của công ty trong những năm qua

Năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tổng vốn đầu tư 16.565 18.254 23.135

Doanh thu 84.548 46.341 53.920

Tốc độ tăng liên hoàn(%) - -45,19 16,35

Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Hải Ly

Chỉ trong vòng 3 năm số lượng hợp đồng của công ty tăng rất đáng kể, lên tới hơn 1000 hợp đồng với các loại sản phẩm, hàng hóa, số lượng khách hàng mới tăng 25% so với lượng khách hàng cũ, lâu năm của công ty. Điều này cũng phản ánh kết quả của việc đầu tư mạnh mẽ cho hoạt động maketing.

Mặc dù công ty hoạt động với nhiều chi nhánh, nhưng công ty chủ yếu tăng cường hoạt động đầu tư tại chủ sở chính của công ty đặt tại địa bàn Hà Nội, và doanh số kể trên chủ yếu là của công ty chính ở miền Bắc.

♦ Lợi nhuận

Đây là mục đích cuối cùng của tất cả các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân. Lợi nhuận có cao thì doanh nghiệp mới có vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh và tiến hành các hoạt động đầu tư khác.

Trong những năm qua công ty luôn làm ăn có lãi, điều đó được thể hiện trong bảng số liệu sau:

Bảng 1.17: Tình hình lợi nhuận của công ty

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Lợi nhuận trước thuế 764,154 463,511 216,837

Lợi nhuận sau thuế 550,191 333,728 158,317

Tốc độ tăng liên hoàn(%) - -39,34 -52,56

Lợi nhuận tích lũy để lại cho đầu tư (lợi

nhuận năm trước + lợi nhuận năm sau) 343,964 677,692 836,009

Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Hải Ly

Như vậy, mặc dù doanh số cao nhưng các chi phí bỏ ra của công ty rất lớn nên lợi nhuận của công ty trong những năm qua mặc dù làm ăn có lãi nhưng không cao. Mặt

khác như đã nói, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn nên để duy trì hoạt động, công ty phải kết hợp hài hòa giữa các khoản thu và khoản chi của công ty, sao cho vừa đảm bảo lợi ích của cán bộ công nhân viên vừa từng bước đưa công ty thoát khỏi giai đoạn khó khăn của nền kinh tế. Đây là nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan nữa cũng xuất phát từ tình hình tài chính không ổn định nên đồng ngoại tệ có nhiều biến động, ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản chi của công ty, cho đến thời điểm này, nguồn hàng hóa mà công ty đang tiến hành kinh doanh chủ yếu là nhờ nhập khẩu mà có. Mỗi năm công ty nhập khẩu khoảng 75, 8% hàng hóa từ các nước tiên tiến trên thế giới, nên chi phí của nó khá cao. Thứ đến là lãi suất tiền vay mà công ty phải chịu từ các khoản nợ ngắn hạn có khi lên tới 18,5% (năm 2008), gây nhiều khó khăn cho việc hoàn trả lãi, làm tăng chi phí.. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho lợi nhuận tuy dương nhưng không tăng từ năm này so với năm kia. Mặc dù thế, điều đáng chú ý là lượng vốn tích lũy từ lợi nhuận để lại cho vốn đầu tư là rất lớn và tăng đều qua các năm.

Năm 2009, công ty dự kiến đạt doanh số hơn 100 tỷ đồng, chỉ tiêu lợi nhuận đặt ra là hơn 2 tỷ đồng. Tính đến tháng 6/2009 công ty đã đạt 68,7% kế hoạch đặt ra. Như vậy, kế hoạch mà công ty đặt ra để thực hiện là khả quan và có thể hoàn thành sớm hơn dự kiến.

♦Giá trị tài sản mới

Nhờ hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh, công ty được đổi mới mọi mặt, trong đó tài sản cố định của công ty không ngừng tăng lên, việc gia tăng tài sản mới này không những góp phần mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn làm cho môi trường làm việc, kinh doanh của công ty ngày càng được cải thiện

Dưới đây là bảng tổng kết giá trị tài sản mới được tăng thêm nhờ hoạt động đầu tư

Bảng1.18: Giá trị tài sản mới tăng thêm

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Giá trị tài sản mới tăng thêm 1.145 956 1.436

Tốc độ tăng liên hoàn(%) - -16,5 50,2

♦ Hiệu quả hoạt động đầu tư

Có rất nhiều tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư, tuy nhiên để thấy được rõ nét kết quả của hoạt động này chúng ta đi xem xét các chỉ tiêu đánh giá hiệu qua theo bảng sau:

Bảng 1.19: Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của công ty

Đơn vị: triệu đồng; %

Nội dung Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Vốn đầu tư thực hiện 16.565 18.254 23.135

Doanh thu 84.548 46.341 53.920

Doanh thu tăng thêm - -38.207 7.579

Giá trị tài sản mới tăng thêm 1.145 956 1.436

Doanh thu tăng thêm/tài sản mới tăng thêm - -39,96 5,28

Lợi nhuận 764,154 463,511 216,837

Lợi nhuận tăng thêm - -300,643 246,674

Lợi nhuận/ tài sản mới tăng thêm 0,667 0,48 0,15

Tài sản mới/vốn đầu tư thực hiện 0,069 0,052 0,062

Doanh thu tăng thêm/ vốn đầu tư thực hiện - -2,09 0,33

Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Hải Ly

Có thể rút ra kết luận từ bảng số liệu trên, là doanh thu, lợi nhuận và các chỉ tiêu hiệu quả của công ty đều tăng qua các năm trừ năm 2007. Như vậy, hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong thời gian qua đã đóng góp kết quả cho hiệu quả và quá trình nâng cao vị thế của công ty về mọi mặt.

♦ Các khoản nộp ngân sách nhà nước

Việc đóng góp nghĩa vụ đối với nhà nước là việc làm bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp nào đóng góp càng nhiều, càng chứng tỏ nó đang hoạt động tích cực và đạt được hiệu quả cao.

Bảng 1.20: Tình hình nộp ngân sách nhà nước của công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị: triệu đồng

Năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Nộp ngân sách nhà nước 103,504 244,810 395,589

Tốc độ tăng giảm liên hoàn(%) - 136,5 61,59

Biểu 1.7: tình hình nộp ngân sách nhà nước của công ty

Như vậy, mặc dù doanh thu và các khoản lợi nhuận của công ty bị giảm trong năm 2007, nhưng vẫn chứng tỏ công ty luôn kinh doanh có lãi, bằng việc đóng góp đầy đủ nghĩa vụ nhà nước, tuân thủ theo đúng pháp luật. Năm 2008, các khoản đóng góp của công ty tăng tới hơn 395 triệu đồng, tăng hơn 61,59% so với năm 2007. Về khoản đóng góp này có thể khẳng định rằng đây là một kết quả mà rất ít công ty có thể thực hiện được đầy đủ và đóng góp vào ngân sách một khoản lớn như công ty, cũng như các khoản đóng góp khác.

♦Thị phần của công ty

Thị phần của công ty là một trong những chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh và khả năng chiếm lĩnh thị trường của công ty. Trong bối cảnh nền kinh tế đang diễn ra hết sức sôi động như hiện nay, thì mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang ngày càng diễn ra gay gắt. Chính vì thế, công ty luôn phải đề ra chiến lược và kế hoạch phát triển riêng cho mình để có thể duy trì thị phần đồng thời cũng không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, để không bị đào thải theo quy luật thị trường.

Để làm được điều đó, đòi hỏi công ty phải có cái nhìn đúng đắn về vị trí của mình trên thị trường đồng thời xem xét các đối thủ hiện có trên thị trường để có sự so sánh đối chiếu và từ đó đề ra kế hoạch chủ động đối phó cho riêng mình.

Bảng 1.21: Thị phần của công ty trong toàn ngành của công ty

Năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tổng vốn đầu tư toàn ngành (triệu

đồng) 749.547 899.211 963.958

Vốn đầu tư của công ty (triệu đồng) 16.565 18.254 23.135

Tốc độ tăng liên hoàn (%) - 10,2 26,74

Doanh thu toàn ngành (tỷ đồng) 3.825,701 2.282,807 2.246,666

Tốc độ tăng liên hoàn (%) - -40,33 -1,58

Doanh thu của công ty (triệu đồng) 84.548 46.341 53.920

Tốc độ tăng liên hoàn (%) - -45,19 16,35

Thị phần của công ty (%) 2,21 2,03 2,4

Tốc độ tăng liên hoàn (%) - -8,1 18,22

Nguồn: Tự tổng hợp

Biểu đồ 1.8: Doanh thu của công ty và toàn ngành dược

Thị phần của công ty năm 2008 đặt mức 2,4%, tăng 18,22% so với năm 2007. Nguyên nhân của sự tăng này là do doanh thu của công ty tăng nhanh hơn doanh thu của toàn ngành kinh doanh thiết bị khoa học kỹ thuật. Xét về thị phần của công ty trong 3 năm trở lại đây, thị phần của công ty tăng nhẹ, và có giảm thì cũng rất ít đây cũng là kết quả đáng mừng bởi với sự cạnh tranh gay gắt giữa các đối thủ như hiện nay thì việc công ty giữ được thị phần như cũ cũng là một cố gắng rất lớn của công ty. Đối với toàn ngành sản xuất và kinh doanh thiết bị khoa học kỹ thuật, trong một vài năm trở lại đây, đứng

trên góc độ so sánh với các ngành lĩnh vực khác, mặc dù luôn là ngành có đóng góp rất lớn, rất quan trọng trong nền kinh tế, nhưng trong nội bộ ngành, có sự giảm về doanh thu. Năm 2007 toàn ngành có sự giảm mạnh về doanh thu hơn 40% .Năm 2008 giảm hơn 8%, đây cũng là những mất mát đáng kể của toàn ngành. Từ việc phân tích sự phát triển, tăng giảm doanh thu của toàn ngành đã ngày càng khẳng định vai trò to lớn của việc thực hiện đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

Đối với các đối thủ cạnh tranh, việc tìm hiểu và biết được thị phần của công ty đối với các đối thủ là điều rất khó, do đó, việc so sánh và đưa ra cho mình những chiến lược và kế hoạch phát triển không phải lúc nào cũng thuận lợi, tuy nhiên qua tìm hiểu có thể ước tính doanh thu và thị phần của một số công ty cùng ngành như sau:

Bảng 1.22: Doanh thu của một số công ty cùng ngành

Đơn vị: Triệu đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm Năm 2006 Năm 2008

Công ty cổ phần thiết bị khoa học kỹ thuật

SYAT 26.789 11.233

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu kỹ thuật

TECHNIMEX 120.509 69.647

Công ty cổ phần khoa học kỹ thuật Thái

Bình Dương 41.317 39.317

Công ty TNHH thiết bị khoa học kỹ thuật

Hải ly 84.548 53.920

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoạt động đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thiết bị khoa học kỹ thuật Hải Ly (Trang 44 - 51)