Đầu tư bổ sung hàng tồn trữ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoạt động đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thiết bị khoa học kỹ thuật Hải Ly (Trang 33 - 36)

I Nguồn vốn tự

1.3.2.2 Đầu tư bổ sung hàng tồn trữ

Đối với bất kì một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào việc đầu tư vào sản phẩm và việc bổ sung hàng tồn trữ liên quan rất nhiều tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với công ty TNHH Hải Ly thì đầu tư vào hàng tồn trữ cũng liên quan tới những rủi ro mà công ty có thể gặp phải, nhất là khi công ty nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài trong tình trạng nền kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay,

tỷ giá ngoại tệ cũng không ngừng biến đổi. Khi tiến hành đầu tư vào hàng tồn trữ, doanh nghiệp có thể tránh được sự tăng giá bất ngờ của các thiết bị. Tuy nhiên, nếu giá hàng hóa giảm thì doanh nghiệp cũng phải chịu một khoản lỗ nào đó. Chính vì thế, để tiến hành đầu tư bổ sung hàng tồn trữ, doanh nghiệp luôn phải có định hướng, có kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn, từng thời kỳ .

Hoạt động đầu tư bổ sung hàng tồn trữ nói lên tính chất kinh doanh đặc thù của công ty. Là một doanh nghiệp chuyên về hoạt động sản xuất kinh doanh nên hàng năm số lượng máy móc và trang thiết bị cũng như nguyên vật liệu nhập vào của công ty rất lớn, cụ thể năm 2006 chiếm tới hơn 74% tổng mức đầu tư, tức hơn 12 tỷ đồng. Năm 2007chiếm tới hơn 84% tổng mức đầu tư, tức hơn 18 tỷ đồng. Năm 2008 chiếm hơn 77% tổng mức đầu tư tức 18 tỷ đồng.

Bảng 1.7: Tình hình đầu tư bổ sung hàng tồn trữ qua các năm của công ty

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Đầu tư hàng tồn trữ 12.413 15.492 18000

Tốc độ tăng liên hoàn(%) - 24,8 16.19

Tổng vốn đầu tư 16.565 18.254 23.135

Tỷ trọng so với tổng vốn(%) 74,93 84,87 77,8

Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Hải Ly

Hàng tồn trữ của công ty có nhiều chủng loại đa dạng phức tạp đòi hỏi việc quản lí và thống kê phải kịp thời đầy đủ, chặt chẽ và đặc biệt đảm bảo an toàn trong quá trình bảo quản. Các mặt hàng, nguyên vật liệu tồn trữ của công ty chủ yếu là: Hoá chất tinh khiết, chất chuẩn phục vụ cho việc vận hành sắc ký lỏng và khối phổ,các loại máy quang phổ, các thiết bị phân tích,các loại tủ đặc biệt phục vụ y tế, máy li tâm…Các sản phẩm này đều là hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài. Hàng hoá công ty được nhập thường xuyên liên tục, giá trị hàng hóa phát sinh có thể lên tới hơn 100 tỷ đồng trong một quý.

Theo bảng thống kê, năm 2007 lượng hàng hoá tồn trữ trong kỳ chiếm tỷ trọng cao trong tổng quỹ đầu tư. Lí do, năm 2007 là năm nền kinh tế có nhiều khó khăn nên việc kinh doanh của công ty cũng chịu ảnh hưởng, hàng hoá của công ty cũng tiêu thụ chậm lại, chính vì thế lượng hàng hoá tồn trữ trong kho tăng lên.

Việc đầu tư vào hàng tồn trữ đòi hỏi công ty phải mất đi những khoản chí phí cho việc lưu trữ sản phẩm. các khoản chi phí về bốc dỡ hàng hóa ra vào kho, chi phí bảo quản, chi phí cho quá trình quản lí… sự rủi ro trong quá trình vận chuyển, trong quá trình bảo quản việc mất đi những tính năng đặc trưng của sảm phẩm, đặc biệt là những sản phẩm yêu cầu độ chính xác cao về kỹ thuật. Để phục hồi, khắc phục thực trạng này công ty lại phải bỏ ra những khoản chi phí rất lớn để tiến hành bảo trì bảo dưỡng lại sản phẩm trước khi xuất kho và bán lại cho khách hàng.

Bảng 1.8: Chi phí liên quan tới quá trình bổ sung hàng tồn trữ qua các năm

Đơn vị: Triệu đồng

Chi phí liên quan 1.245 1.687 2.132 Tốc độ tăng giảm liên

hoàn(%) - 35,5 26,37

Đầu tư hàng tồn trữ 12.413 15.492 18000

Tỷ trọng so với vốn bổ sung

hàng tồn trữ(%) 10,03 10,89 11,84

Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Hải Ly

Như vậy, có thể thấy các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra cho việc đầu tư hàng hóa tồn trữ là rất lớn, doanh nghiệp càng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh với quy môi lớn thì đòi hỏi lượng hàng hóa bổ sung phải càng nhiều. Do đó, một yêu cầu đặt ra là doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể cho từng thời kì. Mở rộng quan hệ hợp tác làm ăn lâu dài với các đối tác tin cậy trên thế giới, để bất cứ khi nào cần sản phẩm cung cấp theo yêu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp có thể đặt mua và cung cấp kịp thời cho khách hàng, tránh tình trạng khan hiếm hàng hóa. Từ đó có thể giảm việc đầu tư vào hàng tồn trữ, tiết kiệm được các khoản chí phí và dành những khoản tiết kiệm đó tiến hành đầu tư vào những khoản mục đầu tư khác, góp phần làm tăng thêm hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời làm tăng năng lực cạnh tranh của công ty trên cả thị trường trong nước và thế giới.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoạt động đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thiết bị khoa học kỹ thuật Hải Ly (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w