Khuyến khích các đơn vị kinh tế tư nhân hợp tác và liên kết với nhau theo những hình thức thích hợp như góp vốn, cung cấp dịch vụ, liên kết đào tạo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy năng lực của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang pdf (Trang 60 - 69)

- Trong khâu dịch vụ sửa chữa đóng tàu thuyền: Tổ chức điều tra phân loại số lượng đối tượng, hành nghề đóng mới, sửa chữa tàu thuyền trên phạm vi cả tỉnh nhằm bắt

3.6. Khuyến khích các đơn vị kinh tế tư nhân hợp tác và liên kết với nhau theo những hình thức thích hợp như góp vốn, cung cấp dịch vụ, liên kết đào tạo

những hình thức thích hợp như góp vốn, cung cấp dịch vụ, liên kết đào tạo

Trên nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, sự hợp tác và liên kết này là cần thiết do nghề cá có tính rủi ro cao, do sự hạn chế của nguồn lợi thủy sản, và do yêu cầu bảo vệ nguồn lợi, bảo vệ môi trường sinh thái. Sự hợp tác và liên kết càng cấp thiết khi mở rộng đánh bắt xa bờ. Nó không chỉ giới hạn trong nội bộ kinh tế tư nhân, trong ngành, trong tỉnh mà cả với các doanh nghiệp Nhà nước, với những ngành hữu quan và với cả các tỉnh bạn. Hợp tác và liên kết sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp, giúp các đơn vị đứng vững và phát triển trong kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang sẽ ngày càng tăng về quy mô và số lượng đơn vị, sẽ từng bước trang bị lại kỹ thuật tiên tiến, hiện đại hơn.

Phương hướng chung của tỉnh là phát huy hơn nữa năng lực kinh tế tư nhân trong tất cả các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến, dịch vụ hậu cần, thương mại, khuyến khích làm giàu chính đáng và tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau.

Để thực hiện phương hướng trên, cần ra sức thực hiện những giải pháp chủ yếu như tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước, coi trọng đầu tư phát triển nghề cá; quy định chính sách phân phối thu nhập hợp lý bảo đảm quyền lợi chính đáng của người lao động; tổ chức lại sản xuất, kinh doanh của kinh tế tư nhân; ngăn chặn tệ dùng chất nổ, xung điện, chất độc để đánh bắt thủy sản, khuyến khích các đơn vị kinh tế tư nhân hợp tác và liên kết với nhau dưới những hình thức thích hợp.

Kết luận

Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước, ngành thủy sản ở Kiên Giang đã khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển. Trong những năm đổi mới vừa qua, kinh tế tư nhân đã đạt nhiều thành tựu đáng kể trong các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ hậu cần và thương mại thủy sản. Kinh tế tư nhân đã tạo nhiều việc làm, góp phần cải thiện đời sống ngư dân, đáp ứng nhu cầu thủy sản trên thị trường trong tỉnh, tăng thêm hàng xuất khẩu và tăng thu cho ngân sách Nhà nước.

Nhưng kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản của tỉnh cũng còn nhiều mặt hạn chế, như chủ yếu đánh bắt ven bờ vượt quá sản lượng cho phép, làm kiệt quệ nguồn thủy sản; quy mô sản xuất và kinh doanh nhỏ bé, phân tán, trình độ công nghệ lạc hậu, thiếu thông tin; quyền lợi của người lao động trong kinh tế tư nhân chưa được đảm bảo; nhiều doanh nghiệp tư nhân còn lẩn tránh đăng ký kinh doanh, trốn thuế, lậu thuế hoặc vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường sinh thái...

Xu hướng tất yếu là kinh tế tư nhân sẽ tiếp tục phát triển tăng lên cả về số đơn vị và quy mô của từng đơn vị, và sẽ từng bước được trang bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại hơn.

Đảng và chính quyền của tỉnh Kiên Giang đã xác định phương hướng chung là phát huy hơn nữa năng lực kinh tế tư nhân trong tất cả các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ hậu cần và thương mại thủy sản, nhất là khuyến khích đánh bắt xa bờ.

Để thúc đẩy kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản phát triển lành mạnh, bền vững, bảo vệ môi trường, sinh thái và cảnh quan thiên nhiên cần phải ra sức thực hiện tốt những giải pháp chủ yếu sau đây:

Nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý của Nhà nước, thực hiện tốt việc đăng ký

kinh doanh, từng bước hướng các đơn vị kinh tế tư nhân thực hiện nghiêm chế độ thống kê kế toán theo pháp luật, trên cơ sở đó đảm bảo thu thuế đúng và đủ; bảo vệ môi trường và chuyển giao công nghệ thích hợp.

Coi trọng đầu tư phát triển nghề cá, nhất là hỗ trợ vốn cho ngư dân phát triển các phương tiện đánh bắt xa bờ; nâng cao trình độ công nghệ chế biến thủy sản để nâng cao chất lượng sản phẩm; đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến và đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Quy định chính sách phân phối thu nhập hợp lý, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của

người lao động, để hạn chế đến mức thấp nhất sự bất công trong phân phối. Nhà nước nên quy định mức lương tối thiểu của người lao động, đồng thời người sử dụng lao động cũng có nghĩa vụ thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, vệ sinh an toàn lao động, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.

Tổ chức lại sản xuất, kinh doanh của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản, đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa khai thác và nuôi trồng nhằm phục hồi khả năng sinh trưởng các nguồn lợi thủy sản, từng bước giảm tình trạng manh mún, phân tán, gây ô nhiễm môi trường của công nghiệp chế biến, hình thành các làng, các khu vực chế biến tập trung theo quy hoạch của tỉnh.

Cần có những biện pháp kiên quyết và đồng bộ để chấm dứt tệ dùng chất nổ, xung điện, chất độc để đánh bắt thủy sản. Việc ngăn chặn tệ nạn này không chỉ là việc riêng của ngành thủy sản hay lực lượng bảo vệ mà phải là công việc chung của toàn xã hội, trong đó ngành thủy sản là nòng cốt.

Khuyến khích các đơn vị kinh tế tư nhân hợp tác và liên kết với nhau theo những hình thức thích hợp, trên nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi.

Những giải pháp chủ yếu trên đây được thực hiện triệt để, sẽ mở ra triển vọng sáng sủa cho sự phát triển kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang.

DANH Mục Tài Liệu THAM Khảo

[1]. Báo cáo của Sở Thủy sản Kiên giang từ 1990 đến nay.

[2]. Báo cáo của Chi cục thuế tỉnh Kiên Giang 1998-1999.

[3]. Báo cáo tình hình quản lý thu thuế ngành thủy sản từ năm 1997 đến 6 tháng đầu

năm 1999.

[4]. Báo cáo của ngành tài chính tỉnh Kiên Giang.

[5]. Chỉ thị số 02CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

[6]. Chỉ thị 03 ngày 06/03/1997 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về triển khai dự án đầu tư đánh cá xa bờ.

[7]. Chỉ thị 20 về phát triển kinh tế biển của Bộ Chính trị (22/9/1997).

[8]. Cân bằng lại giữa 2 khu vực công cộng và khu vực tư nhân: kinh nghiệm của các

nước đang phát triển. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương dịch và xuất bản, Hà Nội 1993, tr. 268, 44.

[9]. Công nghiệp hóa - hiện đại hóa để phát triển ngành thủy sản thành ngành kinh tế

mũi nhọn. Tạp chí Cộng sản số 5/1994, tr. 1-3.

[10]. Dự án quy hoạch tổng thể ngành thủy sản đến năm 2010 (các chính sách về chiến

lược hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển) do Vương quốc Đan Mạch,

Bộ ngoại giao Canada và Bộ Thủy sản thực hiện tháng 4/1997.

[11]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ VI. Nxb Sự thật, Hà Nội, năm 1987.

[12]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1992.

[13]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1996.

[14]. Đề án chiến lược phát triển kinh tế biển, hải đảo và ven biển Tỉnh Kiên Giang đến

năm 2010. ủy ban nhân dân tỉnh Kiên giang

[15]. Đề án quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến 2010 của Bộ Thủy sản, 1998.

[16]. Đánh giá trình độ công nghệ khai thác, chế biến của Kiên Giang.

[17]. Giáo trình kinh tế - chính trị Mác Lênin. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1999, tr. 522.

[18]. Võ Nguyên Giáp, Khoa học về biển về kinh tế miền biển. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1981.

[19]. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị

trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam: đặc điểm và xu hướng phát triển. Đề

tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, mã số 94 - 980076/ĐT do PGS, PTS Hồ Văn Vĩnh - Trưởng khoa QLKT chủ nhiệm đề tài, Hà Nội, 1995.

[20]. PTS Hoàng Thịnh Lâm, Thủy sản Việt Nam - Thực trạng và triển vọng. Tạp chí Thương mại số 12/1997, tr. 14-15.

[21]. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 33. Nxb Mátxcơva, 1978, tr. 363.

[22]. Đào Thị Phương Liên, Sự phát triển của kinh tế tư nhân trong quá trình chuyển nền

kinh tế Việt Nam sang kinh tế thị trường. Luận án PTS kinh tế, Hà Nội, 1995.

[23]. Luật Bảo vệ môi trường. [24]. Luật Công ty.

[25]. Luật Doanh nghiệp Tư nhân.

[26]. Nguyễn Thị Hồng Minh, Phát huy năng lực các thành phần kinh tế trong công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay. Luận án PTS Khoa học kinh tế, Hà Nội, 1996.

[27]. Tạ Quang Ngọc, Một số vấn đề đặt ra khi thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề cá nước ta. Tạp chí cộng sản số 3/1996, tr. 2-3.

[28]. Trần Đức Nguyên, Chế độ sở hữu, hình thức tổ chức kinh tế và thành phần kinh tế. Thông tin lý luận số 7/1990 tr. 21-25, và số 8/1990 tr. 13-17.

[29]. Niên giám thống kê 1997-1998 của cục thống kê Kiên Giang, tr. 29-36-110

[30]. Nghị định 66/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng ngày 2/3/1992 về cá nhân và nhóm

kinh doanh có vốn thấp hơn vốn pháp định quy định trong nghị định 221/HĐBT.

[31]. Nghị định số 26/CP ngày 7/5/1998.

[32]. Nghị định 47 CP (12/8/1996) về quản lý vật liệu nổ.

[33]. Nghị quyết 03-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa VII) về một số nhiệm vụ phát triển

kinh tế biển trong những năm trước mắt.

[34]. Phát triển kinh tế thủy sản khu vực đồng bằng sông Cửu Long (tài liệu phục vụ hội nghị giao kế hoạch năm 1999 vùng 6). Bộ Thủy sản 12/1998.

[35]. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thủy sản Kiên giang giai đoạn 1996, 2000 và 2010 của Sở Thủy sản Kiên Giang.

[36]. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển nuôi trồng

thủy sản thời kỳ 1999-2010 (8-12/1999).

[37]. Quyết định 159 của Thủ tướng Chính phủ về đánh bắt xa bờ (3/9/1998).

[38]. Nguyễn Công Tạn tại buổi làm việc với Bộ Thủy sản 13/2/1998. Năm 1998, ngành

thủy sản phải đẩy mạnh khai thác, nuôi trồng, chế biến...Tạp chí Thủy sản số 1/98

[39]. Hoàng Thanh, Nghề cá Việt Nam đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa bằng sức

mạnh nào? Tạp chí Thủy sản số 1/1995, tr. 3 - 6.

[40]. Thông tư 05 liên bộ, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tư pháp (10/7/1998). [41]. Thông báo tình hình kinh tế xã hội năm 1999. Cục Thống kê Kiên Giang.

[42]. PTS Hồ Xuân Thông (chủ biên), Tổng quan về ảnh hưởng của quá trình đổi mới lên

sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam.

[43]. Tổng kết thực tiễn kinh tế biển nước ta về định hướng phát triển đến năm 2000, 2010.

[44]. Nguyễn Tấn Trịnh, Phát triển kinh tế biển nước ta theo hướng công nghiệp hóa,

hiện đại hóa. Tạp chí Cộng sản số 2/1998.

[45]. Văn kiện Đại hội Đảng bộ Tỉnh Kiên Giang lần 6.

[46]. Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Thông tin

chuyên đề Kinh tế Tư nhân - thực trạng và giải pháp. Hà Nội, 3/1994.

mục lục

Trang

Mở đầu 1

Chương 1: vai trò và đặc điểm của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở kiên giang

4 1.1. Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển thủy sản ở Kiên

Giang

4 1.1.1. Ngành thủy sản trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Kiên Giang 4 1.1.2. Sự cần thiết phải phát triển kinh tế tư nhân trong ngành thủy

sản Kiên Giang

7 1.2. Những đặc điểm chủ yếu của kinh tế tư nhân trong ngành thủy

sản ở Kiên Giang

17

Chương 2: thực trạng và những vấn đề đặt ra của kinh tế tư

nhân trong ngành thủy sản ở kiên giang

21 2.1. Thực trạng của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở

Kiên Giang

21 2.1.1. Xét về từng loại hình kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản

Kiên Giang

2.1.2. Năng lực của kinh tế tư nhân trên các lĩnh vực của ngành thủy sản ở Kiên Giang

25 2.1.3. Sự đóng góp của kinh tế tư nhân đối với tỉnh 30 2.1.4. Về cơ chế hoạt động 32 2.1.5. Hạn chế của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở

Kiên Giang

33 2.2. Những vấn đề cần giải quyết để phát triển lành mạnh kinh tế tư

nhân trong ngành thủy sản Kiên Giang

36 2.2.1. Việc quản lý của Nhà nước đối với kinh tế tư nhân trong một

số lĩnh vực còn lỏng lẻo

36 2.2.2. Quyền lợi của người lao động trong kinh tế tư nhân ở lĩnh vực

thủy sản chưa được đảm bảo

39 2.2.3. Công tác quản lý vệ sinh môi trường chưa đạt yêu cầu đặt ra 40 2.2.4. Việc cung ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến chưa đầy

đủ và đều đặn

40 2.2.5. Vấn đề đào tạo, nâng cao kiến thức cho người lao động trong

ngành thủy sản Kiên Giang còn nhiều hạn chế

41

Chương 3: Những giải pháp chủ yếu để phát huy năng lực

kinh tế tư nhân trong ngàng thủy sản ở Kiên

giang

44 3.1. Nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với

kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản Kiên Giang

45 3.2. Coi trọng đầu tư phát triển nghề cá 50 3.3. Quy định chính sách phân phối thu nhập hợp lý, bảo đảm

quyền lợi hợp pháp của người lao động trong khu vực kinh tế tư nhân

3.4. Tổ chức lại sản xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang

53 3.5. Cần có những biện pháp kiên quyết và đồng bộ để chấm dứt tệ

dùng chất nổ, xung điện, chất độc để đánh bắt thủy sản

59 3.6. Khuyến khích các đơn vị kinh tế tư nhân hợp tác và liên kết

với nhau theo những hình thức thích họp như góp vốn, cung cấp dịch vụ, liên kết đào tạo

60

Kết luận 62

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy năng lực của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang pdf (Trang 60 - 69)