Coi trọng đầu tư phát triển nghề cá

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy năng lực của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang pdf (Trang 51 - 52)

- Trong khâu dịch vụ sửa chữa đóng tàu thuyền: Tổ chức điều tra phân loại số lượng đối tượng, hành nghề đóng mới, sửa chữa tàu thuyền trên phạm vi cả tỉnh nhằm bắt

3.2. Coi trọng đầu tư phát triển nghề cá

Để phát triển thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì phải tranh thủ huy động tối đa mọi nguồn vốn để đầu tư vào các lĩnh vực của nghề cá. Những năm trước đây, do thiếu vốn nên các công trình xây dựng không đồng bộ, chậm đổi mới, mua sắm phần lớn là tàu công suất nhỏ, không có khả năng khai thác xa bờ. Kết cấu hạ tầng mang tính chất chắp vá, chưa tương xứng với yêu cầu sản xuất ngày càng tăng, nên chưa tận dụng được các nguồn lực của tỉnh trong ngành thủy sản. Đã khắc phục tình trạng trên cần chú trọng các lĩnh vực như sau:

Trước hết phải đầu tư phát triển mạnh phương tiện có công suất lớn, tổ chức đánh bắt xa bờ, xa đảo, từng bước mở rộng ngư trường về biển Đông và Trường Sa để nâng cao hiệu quả khai thác, đảm bảo giá trị kinh tế, gắn khai thác với bảo vệ nguồn lợi, góp phần bảo vệ an ninh vùng biển.

Đầu tư cho chế biến thủy sản là một trong 3 chương trình kinh tế lớn của ngành hiện nay. Cần khuyến khích ngư dân đầu tư mới để ứng dụng quy trình công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo yêu cầu ngày càng cao và tăng nhanh giá trị kim ngạch xuất khẩu.

Đầu tư cho nuôi trồng thủy sản: Những năm qua, ngành nuôi trồng thủy sản Kiên Giang đã đạt những kết quả đáng kể nhưng so với tiềm năng tự nhiên còn rất nhiều hạn chế và chưa trở thành ngành sản xuất chính. Nguyên nhân chủ yếu là bà con ngư dân thiếu vốn và chưa nắm vững kỹ thuật nuôi, chưa chủ động được con giống và thức ăn, còn lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên chưa phòng ngừa được dịch bệnh, nên năng suất còn thấp. Dự kiến trong kế hoạch 2001 - 2010, số vốn đầu tư cho nuôi trồng thủy sản là 260 tỷ đồng, bình quân mỗi năm là 20 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho sản xuất giống và thức

ăn là 15,6 tỷ đồng, ngân sách chiếm 5,82%, vốn vay chiếm 66,61%, vốn tự có chiếm 27,57% [35, 85].

Thực hiện kế hoạch trên từng bước chuyển nuôi trồng thủy sản trở thành ngành sản xuất chính, đi vào sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu cho chế biến và nhu cầu của thị trường ngày càng cao.

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để đáp ứng yêu cầu khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy sản, bao gồm các cảng cá, bến cá, các cơ sở dịch vụ hậu cần cho nghề cá. Trước mắt cần tập trung xây dựng một số công trình chính trọng điểm như các cảng cá: Tắc Cậu, An Thới, Nam Du, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, tàu kiểm ngư, dự kiến tổng số vốn đầu tư là 315,066 tỷ đồng. Ngoài những công trình trên, Nhà nước cho ngư dân vay vốn để đóng tàu lớn đánh bắt xa bờ, có chính sách ưu đãi và chỉ cho phép đóng mới tàu cá có công suất được lắp đặt từ 45CV trở lên, nâng cấp các phương tiện cũ để đặt máy có công suất cao, đồng thời chuyển dần những ngư dân không có khả năng đánh bắt xa bờ sang nuôi trồng hải sản và Nhà nước hỗ trợ vốn bằng tín dụng ưu đãi. Xây dựng hoàn chỉnh đề án tổ chức đội tàu khai thác của tỉnh với quy mô 188 chiếc có công suất 60 CV - 550 CV, dự kiến tổng đầu tư cho nghề cá nhân dân trong 10 năm (2001 - 2010) là 981 tỷ đồng. Tỉnh đề nghị Trung ương đầu tư xây dựng khu trú bão cho tàu khai thác xa bờ giúp bà con ngư dân thêm an tâm bám biển.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy năng lực của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang pdf (Trang 51 - 52)