Sự đóng góp của kinh tế tư nhân đối với tỉnh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy năng lực của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang pdf (Trang 33 - 35)

Số liệu thực hiện những chỉ tiêu chủ yếu của kinh tế tư nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trong ngành thủy sản cho thấy:

Về sản lượng: năm 1998 kinh tế tư nhân khai thác được 169.004 tấn chiếm 79,30%

tổng sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh và năm 1999 đạt 181.300 tấn chiếm 82,97%, đáp ứng phần lớn nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

Vị chế biến: Trong tổng sản lượng chế biến của toàn ngành thủy sản năm 1998 là

38.514 tấn, bao gồm các mặt hàng: cá đông, tôm đông, mực đông, cá fillet, ghẹ đông, bột cá, cá hộp, hải sản đông lạnh khác và cá khô, tôm khô các loại, nước mắm, trong đó kinh tế tư nhân đạt 18.232 tấn, chiếm 47,35% và năm 1999 chiếm 52,6%. Tuy tỷ lệ chế biến của kinh tế tư nhân cao hơn kinh tế Nhà nước, nhưng xét giá trị sản lượng chế biến, kinh tế Nhà nước đạt cao hơn nhiều vì chủ yếu doanh nghiệp Nhà nước chế biến các mặt hàng dùng cho xuất khẩu như tôm đông, cá đông, mực đông, ghẹ đông, cá fillet, cá hộp,... còn kinh tế tư nhân chủ yếu là sản phẩm chế biến cho tiêu thụ nội địa như cá, mực, tôm dạng khô và nước mắm, một số ít sản lượng nước mắm xuất khẩu.

Về nuôi trồng: năm 1998 tổng sản lượng là 8.947 tấn, và năm 1999 là 6387 tấn, trong đó kinh tế tư nhân mà chủ yếu là kinh tế hộ gia đình chiếm ưu thế gần như tuyệt đối.

Về doanh thu: các thành phần kinh tế trong năm 1998 đạt 1.540,167 tỷ đồng trong đó kinh tế tư nhân thực hiện 1.132,00 tỷ đồng chiếm 73,50%.

Về vốn: các thành phần kinh tế trong năm 1998 đầu tư 2.280,145tỷ đồng: Trong đó

kinh tế tư nhân đầu tư 2.191,520 tỷ đồng, chiếm 96,115%, chủ yếu là đầu tư vào lĩnh vực khai thác; năm 1999 chỉ trong lĩnh vực khai thác tư nhân đã đầu tư là 31.909,635 tỷ đồng. Chứng tỏ sức huy động vốn của dân vào lĩnh vực kinh tế thủy sản rất cao.

Về lao động: số lượng lao động bình quân trong ngành thủy sản Kiên Giang năm

1998 là 48.076 người, trực tiếp vào hoạt động nghề cá, kinh tế tư nhân : 45.619 người, chiếm 94,89%. Bên cạnh đó còn tạo ra hàng ngàn việc làm khác, như vá lưới, vận chuyển...

Về lương bình quân: năm 1998 lương bình quân trong kinh tế Nhà nước là 806.000

đồng/tháng/người; lương bình quân trong kinh tế tập thể là 600.000 đồng; lương bình quân trong kinh tế tư bản nhà nước là 900.000 đồng; lương bình quân trong kinh tế tư nhân là 500.000 đồng.

Trên thực tế thành phần tư bản nhà nước tại Kiên Giang kinh doanh trong năm 1996-1997 lỗ và năm 1998 chỉ lời có 410 triệu đồng (theo số liệu báo cáo tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp), sở dĩ lương bình quân cao do doanh nghiệp được miễn thuế lợi tức trong các năm đầu theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, công nhân làm việc được trả lương theo công việc hợp đồng và giờ giấc khắt khe. Ngoài ra họ không đảm bảo đúng một số chế độ cho người lao động. Từ cuối năm 1998 đến nay thì không còn kinh tế tư bản nhà nước trong ngành này vì làm ăn thua lỗ, đã giải thể.

Người lao động trong kinh tế tư nhân có mức thu nhập thấp hơn so với các thành phần kinh tế khác trong ngành(500.000đ/tháng), nhưng giờ công lao động thì tương đối thoáng, chẳng hạn như trong lĩnh vực khai thác tuy doanh thu chiếm tỷ trọng cao, nhưng thời gian lao động chỉ có 9 tháng là tối đa; trong nuôi trồng, chế biến, hệ số ngày giờ trong lao động cũng chỉ chiếm trên dưới 70%.

Về nộp ngân sách: trong năm 1998 đạt 35,900 tỷ đồng trong đó kinh tế Nhà nước

trên doanh thu thì kinh tế Nhà nước: 15,500 tỷ/ 373,6 tỷ = 0,0414 (4,14%); kinh tế tư nhân: 20,900 tỷ/1.132tỷ = 0,01846 (1,846%).

Mặc dù số liệu chưa thật chuẩn xác, nhưng cũng cho thấy mức thu ngân sách chênh lệch nhau khá nhiều, vì thành phần kinh tế tư nhân chủ yếu áp dụng mức thuế khoán nên còn thất thu. Năm 1999, kinh tế tư nhân nộp ngân sách là 15,3 tỷ đồng chiếm 55,63% tổng nộp ngân sách của toàn ngành.

Về lợi nhuận: ngành thủy sản của tỉnh trong năm 1998 thu được khoảng 87,874 tỷ

đồng, trong đó kinh tế Nhà nước: 13,5 tỷ, chiếm 15,362%; kinh tế tư nhân: 73,580 ty, chiếm 83,736%.

Xem xét tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu cho thấy kinh tế Nhà nước: 13,5/373,6 = 0,0361 (3,613%); kinh tế tư nhân: 73,580/1.132 = 0,065 (6,5%). Con số này một phần nói lên hiệu quả kinh doanh, một phần chỉ rõ yếu tố thất thu thuế, nhờ đó kinh tế tư nhân có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao hơn hẳn kinh tế Nhà nước trong ngành.

Từ sự phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu của kinh tế tư nhân so với các loại hình kinh tế khác hoạt động trong ngành thủy sản, từ năm 1998 đến 1999, tuy chưa đầy đủ nhưng cũng cho ta một cách nhìn tổng quát về sự đóng góp quan trọng của kinh tế tư nhân cho sự phát triển của ngành, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu thập cho người lao động và tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách của tỉnh, và càng khẳng định thêm sự cần thiết tồn tại và phát triển kinh tế tư nhân ở ngành này.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy năng lực của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang pdf (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)