Năng lực của kinh tế tư nhân trên các lĩnh vực của ngành thủy sản ở Kiên Giang

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy năng lực của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang pdf (Trang 27 - 33)

Những con số thống kê trên, cho ta thấy kinh tế tư nhân có số lượng rất lớn và có mặt trên tất cả các lĩnh vực trong ngành thủy sản ở Kiên Giang và ngày càng có xu hướng không ngừng gia tăng về số lượng.

2.1.2. Năng lực của kinh tế tư nhân trên các lĩnh vực của ngành thủy sản ở Kiên Giang Kiên Giang

Lĩnh vực khai thác:

Biểu số 6: Kết quả năng lực của kinh tế tư nhân

trong khai thác từ 1992-1999

Chỉ tiêu Năm

Năng lực tàu thuyền

Sản lượng khai thác

Sản lượng

bình quân Lao động Chiếc Công suất

(CV) Bình quân CV/chiếc 1992 5622 129479 23,03 97300 0,75 33732 1993 6428 151309 23,54 123000 0,81 38568 1994 6650 222927 33,52 139500 0,63 39900 1995 6775 306278 45,20 150200 0,49 40656 1996 7019 383454 54,63 157433 0,41 42114

1997 6384 370865 58,09 167535 0,45 41514 1998 6971 475525 68,21 169004 0,35 41826 1998 6971 475525 68,21 169004 0,35 41826 1999 6993 552445 79,00 181300 0,53 43560

(Nguồn: Báo cáo Sở thủy sản Kiên Giang qua các năm).

Số lượng tàu thuyền không ngừng tăng nhanh từ 1992 - 1996, bình quân mỗi năm tăng 350 tàu với công suất bình quân một năm tăng 63.494 CV. Năm 1997 số lượng tàu giảm xuống do thiệt hại trong bão số 05. Đến năm 1999, số lượng tàu thuyền tăng 252 chiếc với tổng công suất 475.525 CV, bình quân 68,21 CV/tàu. Tỷ trọng tàu thuyền của kinh tế tư nhân chiếm 99,16% tổng số năng lực tàu thuyền hiện có của toàn tỉnh.

Tuy số lượng tàu thuyền tăng nhanh qua các năm nhưng tổng sản lượng khai thác bình quân trên 1 CV thì có chiều hướng ngược lại, vào năm 1992 sản lượng bình quân trên một CV là 0,75 tấn, thì năm 1994 là 0,63 tấn, năm 1996 còn 0,41 tấn, năm 1998 0,31 tấn và năm 1999 là: 0,33 tấn, chỉ có năm 1997 sản lượng bình quân tăng lên đôi chút do đầu tư tàu lớn, đánh bắt xa bờ.

Điều đó nói lên rằng, nguồn lợi thủy sản đang trên đà cạn kiệt và mức thu nhập của người lao động trong lĩnh vực đánh bắt thủy sản đang bị giảm sút.

Kinh tế tư nhân đầu tư trong khai thác thủy sản nhiều nhất là từ năm 1995 đến nay. Nếu tính mức đầu tư cho tàu đánh cá (bao gồm đóng mới, lắp đặt hoàn chỉnh máy) là 4.500.000 đ/CV của giai đoạn năm 1996-2000 thì thời điểm 1996 so với 1995 tăng 77.176 CV, tăng 347,29 tỷ đồng và từ năm 1996 đến năm 1999 tăng 709103 CV, tăng 3.190,9635 tỷ đồng.

Đầu tư trong lĩnh vực này của kinh tế tư nhân ngày càng gia tăng vì ngoài nguồn vốn tự có còn nguồn vốn cho vay ưu đãi theo chủ trương, khuyến khích đóng tàu đánh bắt cá xa bờ (chỉ tiêu Nhà nước phân bổ cho Kiên Giang vay năm 1998 là 53 tỷ đồng và năm 1999 là 14 tỷ đồng).

Do đó, chỉ trong năm 1999, tàu thuyền đóng mới là 289 chiếc với 81.787 CV, bình quân 283 CV/chiếc, tăng 10,79 CV/chiếc so với năm 1998, nghĩa là tăng không chỉ về số lượng

mà cả về công suất và qua đó cũng chứng minh một điều là chủ trương đánh bắt xa bờ được ngư dân hưởng ứng và năm 1999 là năm có mức tăng tàu thuyền cao nhất từ khi giải phóng đến nay.

Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản:

Biểu số 7: Năng lực nuôi trồng thủy sản của kinh tế tư nhân

từ năm 1992 - 1999 Chỉ tiêu Năm Năng lực nuôi trồng Sản lượng nuôi trồng Sản lượng bình quân Lao động Số lượng hộ Diện tích nuôi (ha) Bình quân hộ/ha 1992 3238 15833 4,91 7784 0,49 4047 1993 3498 17262 4,93 8947 0,54 4540 1994 3798 21387 5,63 11260 0,53 4747 1995 4110 21198 5,16 7969 0,38 5130 1996 4710 19306 4,10 7466 0,38 5920 1997 5217 25139 4,82 8324 0,33 6734 1998 5250 27663 5,27 8947 0,32 6784 1999 5280 29319 5,55 6387 0,21 6820

(Nguồn: Báo cáo Sở Thủy sản Kiên Giang qua các năm).

Nuôi trồng thủy sản là một nghề rất phổ biến trong các hộ gia đình ở Kiên Giang, chiếm 99,83%, nó được hình thành trên cơ sở điều kiện tự nhiên.

Từ năm 1992 - 1998 kinh tế hộ gia đình tăng mạnh trong lĩnh vực này và đến cuối 1998 tổng số là 5.250 hộ. Trong đó số hộ nuôi trồng có đất trên 5 ha là 19 hộ (chiếm 0,36%), trên một ha là 1.515 hộ (chiếm 28,86%) và nhỏ hơn 1 ha là 3.716 hộ, chiếm 70,87%.

Số hộ nuôi trồng thủy sản có xu hướng tăng đều qua các năm, diện tích nuôi trồng không ngừng được mở rộng, năm 1992 với diện tích là 15.883 ha, năm 1995 là 21.189 ha, năm 1998 là 27.663 ha và năm 1999 là 29.319 ha.

ở nuôi trồng thủy sản cũng gặp tình cảnh số lượng hộ tăng nhưng sản lượng thu hoạch thì có xu hướng giảm rõ rệt, từ 0,53 tấn/ha năm 1994 đến năm 1996 còn 0,39 tấn/ha, năm 1998 chỉ đạt 0,32 tấn/ha và năm 1999 chỉ còn 0,21 tấn/ha. Nguyên nhân của việc giảm mạnh do diện tích nuôi sò giảm vì nước ngọt từ các kênh xả lũ biển gây ảnh hưởng đến môi trường sinh sản của sò giống.

Vừa qua chỉ mới tập trung chủ yếu vào nuôi tôm nước lợ, nuôi sò huyết, cá ao, mương vườn, nuôi cá ruộng lúa... nên quy mô nuôi còn nhỏ, chưa tập trung.

Chủ lực trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản là hộ gia đình, hiệu quả kinh tế quá thấp, thậm chí bị mất mùa nên việc tích tụ vốn để tái đầu tư mở rộng sản xuất không lớn, mức đầu tư năm 1995 là 12,5 tỷ trên tổng diện tích là 21.189 ha, bình quân mức đầu tư là 3.041.362 đồng trên một ha. Đến năm 1998 tổng mức đầu tư là 14 tỷ đồng trên tổng diện tích 27.662 ha, bình quân mức đầu tư là 506.091 đồng trên 1 ha và bình quân một hộ đầu tư là 2.666.000 đồng.

Như vậy tính từ 1995-1998, mức đầu tư bình quân theo hộ thì tăng nhưng theo diện tích thì giảm.

Lĩnh vực chế biến thủy sản:

Kinh tế tư nhân hoạt động trong lĩnh vực này chủ yếu là chế biến nước mắm, mực khô, sơ chế mực, cá khô, tôm khô, ngân chỉ... đặc biệt có nước mắm chiếm 67%. Với phương pháp chế biến thủ công và dựa vào kinh nghiệm gia truyền là chính.

Qua các năm công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển chậm, thậm chí có xu hướng giảm, còn doanh nghiệp tư nhân cá nhân và nhóm kinh doanh theo Nghị định 66/HĐBT thì phát triển đều đặn, mức đầu tư phát triển vừa, ổn định, năm 1995 mức đầu tư đạt 12,5 tỷ đồng đến năm 1997 mức đầu tư tăng thêm 7,1 tỷ đồng. Trong đó có một doanh nghiệp tư

nhân đầu tư 6,3 tỷ đổi mới dây chuyền chế biến cá bột, và năm 1999 có 2 doanh nghiệp tư nhân ở Phú Quốc đã xuất khẩu sang Pháp 260.000 lít nước mắm đạt 650.000 USD

Trong lĩnh vực này, kinh tế tư nhân đã thu hút hàng ngàn lao động.

Dịch vụ hậu cần:

Kinh tế tư nhân phát triển chủ yếu trong dịch vụ đóng tàu, sửa chữa tàu thuyền, cung cấp nước đá cho lực lượng tàu thuyền khai thác hải sản. Xu hướng này ngày càng phát triển do nhu cầu đánh bắt xa bờ.

- Mức đầu tư của kinh tế tư nhân trong khu vực cơ khí và sửa chữa tàu thuyền đạt qua các năm như sau: Năm 1995 là 12 tỷ đồng, năm 1997 là 14,4 tỷ đồng tăng gấp 1,2 lần so với năm 1995, đến năm 1998 là 34 tỷ đồng.

- Còn trong chế biến nước đá với 67 nhà máy sản lượng sản xuất 17.448.000 cây, mức đầu tư 1998 là 54,205 tỷ đồng.

Trong lĩnh vực dịch vụ hậu cần, so với kinh tế tư nhân, kinh tế Nhà nước đầu tư rất mạnh, nhất là vào xây dựng cảng cá.

Có hơn 68 cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu phục vụ cho khai thác thủy sản, trong đó có một cơ sở của công ty quốc doanh đánh cá Kiên Giang, còn lại kinh tế tư nhân có khả năng đóng mới 200-300 tàu/năm và phục vụ sửa chữa hàng ngàn tàu thuyền các loại, đủ sức đóng và sửa chữa tàu thuyền có công suất từ 600 CV trở xuống. Vận chuyển hàng thủy sản trên bộ ưu thế thuộc về kinh tế tư nhân, đáp ứng được yêu cần vận chuyển hàng hải sản ngày càng cao. Kinh tế tư nhân cũng nắm phần lớn cơ khí sản xuất, vật tư trang thiết bị cho nghề cá.

Thương mại thủy sản:

Trong lĩnh vực này kinh tế tư nhân phát triển với tốc độ nhanh, từ năm 1990 - 1999 hầu như chiếm lĩnh thị trường nội địa, tiêu thụ khối lượng lớn hải sản khai thác được. Điều này được chứng minh qua bản thống kê sau.

Biểu số 8: Tình hình thu mua tiêu thụ hải sản qua các năm 1990 - 1999 Năm Tổng Sản lượng khai thác (tấn) Kinh tế Nhà nước thu mua

chế biến XK

Kinh tế tư nhân thu mua

đưa vào lưu thông Tỷ lệ % sản lượng thu mua Kinh tế Nhà nước Kinh tế tư nhân 199 0 93000 24000 69000 25,80 74,20 199 1 102500 40000 62500 39,02 60,98 199 2 112000 47196 64804 42,14 57,86 199 3 140000 50500 89500 36,07 63,93 199 4 155000 48600 106400 31,35 68,65 199 5 170200 80050 90150 47,03 52,97 199 6 190756 121000 69765 63,42 36,58 199 7 196535 117923 78612 60,00 40,00 199 8 210100 104577 105523 49,77 50,23 199 9 218500 103650 114850 47,40 52,60

(Nguồn: Báo cáo Sở Thủy sản Kiên Giang qua các năm).

Những năm đầu của thập kỷ 90 kinh tế tư nhân chiếm ưu thế trong lĩnh vực thu mua nguồn hàng, từ những năm 1995 trở về sau tỷ trọng của kinh tế Nhà nước không ngừng gia tăng, từ 47,03% năm 1995 lên 63,42% của năm 1996, sau đó thì có dấu hiệu giảm xuống, năm 1997 còn 60%, năm 1998 còn 49,77% và 1999 là 47,4%.

Tỷ lệ thu mua và tiêu thụ như vậy, nhưng thực tế kinh tế Nhà nước chỉ cung cấp tôm đông, cá đông, mực đông, hải sản khác có giá trị kinh tế để xuất khẩu và phần lớn là sản lượng cá xô để đưa vào chế biến bột cá làm thức ăn gia súc, còn lượng thủy sản dùng làm thực phẩm tươi, khô vẫn do tư nhân nắm phần chủ động điều phối thị trường trong tỉnh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy năng lực của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang pdf (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)