Nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản Kiên Giang

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy năng lực của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang pdf (Trang 47 - 49)

trong ngành thủy sản Kiên Giang

Đăng ký kinh doanh

Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật công ty đã được Nhà nước ban hành tháng 12/1990 và có hiệu lực từ tháng 4/1991, Nghị định 66/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng có hiệu lực từ 2/3/1992, kèm theo đó có các Nghị định, các Thông tư của các Bộ, Ngành liên quan hướng dẫn thực hiện việc quản lý về đăng ký kinh doanh đối với loại hình kinh tế tư nhân. Đối với ngành thủy sản theo Nghị định số 26 của Chính phủ ban hành ngày 7/5/1998 thì vốn pháp định của loại hình doanh nghiệp tư nhân là 150 triệu đồng, công ty trách nhiệm hữu hạn là 300 triệu đồng, công ty cổ phần là 300 triệu đồng Việt Nam. Thông tư 05 của liên bộ (Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tư pháp ngày 10/7/1998) quy định về trình tự và thủ tục đăng ký của doanh nghiệp, đã thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế kinh doanh. Tuy vậy trong ngành thủy sản Kiên Giang hiện nay vẫn còn khoảng 30% cơ sở chưa đăng ký kinh doanh theo luật định, một phần do sự thiếu hiểu biết của người kinh doanh, một phần do các bước tiến hành để hoàn thành thủ tục được cấp giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh còn lắm khâu nhiều cửa (nhất là khâu thẩm định vốn, chứng nhận vốn doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực khai thác thủy sản). Vì vậy, để khuyến khích tự nguyện đăng ký kinh doanh và quản lý tốt thì nên thống nhất cấp giấy phép thành lập các loại hình doanh nghiệp và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh làm một (chỉ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh). Đồng thời phải thường xuyên kiểm tra nhằm thực hiện tốt hơn việc quản lý đăng ký kinh doanh đối với mọi đơn vị kinh tế tư nhân.

Thống kê, kế toán

Công tác thống kê, kế toán của các đơn vị kinh tế tư nhân hoạt động trong ngành thủy sản là một bài toán có quá nhiều ẩn số mà cho đến nay mặc dù có sự phối hợp của các

ngành chức năng cùng tham gia quản lý nhưng vẫn chưa tìm ra cách giải quyết tốt nhất. Do đó phải tiến hành từng bước cho họ làm quen dần với chế độ thống kê, kế toán mà Nhà nước quy định; phải hướng dẫn họ, tập hợp các chi phí hàng tháng hợp lý, hợp pháp (có hóa đơn, chứng từ) kết hợp với sổ nhật ký sản lượng, sổ theo dõi bán hàng và khi đã đủ điều kiện thì bắt buộc họ phải áp dụng chế độ thống kê, kế toán.

Cơ quan quản lý nên chọn một vài doanh nghiệp hay lĩnh vực nào đó trong nghề cá và quy định thời gian làm thí điểm, rồi tiến đến việc thống nhất quản lý theo chế độ thống kê, kế toán theo pháp lệnh, làm cơ sở để tính thuế.

Quản lý thuế

Với kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản đến thời điểm hiện nay chủ yếu là áp dụng hình thức thu thuế khoán, và thất thu còn nhiều.

Để chống thất thu thuế, xây dựng một môi trường phát triển nền kinh tế thị trường lành mạnh có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và phát huy đồng bộ hai chức năng của ngành thuế thì phải thực hiện chế độ kế toán, hạch toán theo pháp lệnh thống kê, kế toán quy định hiện hành.

- Trong lĩnh vực khai thác, trong trường hợp chưa thể áp dụng chế độ thống kê, kế

toán như trong khâu khai thác thủy sản thì ngoài việc ban hành định mức sản lượng chuẩn ổn định 3 năm phải điều chỉnh giá tính thuế kịp thời cho sát hợp với giá cả thị trường từng thời điểm.

Có thể xem xét áp dụng sổ “Nhật ký sản lượng” trên từng tàu nhằm theo dõi sản lượng khai thác, cơ cấu sản lượng để từ đó có cơ sở xây dựng sản lượng chuẩn cho từng nghề, từng loại công suất máy tốt hơn, cũng như giúp cho việc nắm được doanh thu, sản lượng thật của lĩnh vực khai thác.

- Trong khâu dịch vụ nghề cá, hướng dẫn cho các chủ tàu tập hợp các chi phí hợp

lý, hợp lệ (hóa đơn, chứng từ) gửi về cơ quan thuế hàng tháng để làm cơ sở kiểm tra chéo các đối tượng kinh doanh trong từng lĩnh vực dịch vụ (trước mắt là mặt hàng xăng, dầu, nước đá). Trên cơ sở đó giúp các đối tượng nộp thuế làm quen với chế độ thống kê, kế

toán theo quy định, tạo sự công bằng hợp lý trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.

Mặt khác, cần đối chiếu số lượng tàu giữa ngành thuế quản lý và đăng kiểm để tìm ra những tàu thuyền trên từng huyện, thị chưa đăng ký, kê khai nộp thuế theo luật định.

Thường xuyên kết hợp với ngành thủy sản, kiểm ngư để kiểm tra việc chấp hành nộp thuế thông qua công tác đăng kiểm hàng tháng, quý, năm.

- Trong khâu thu mua chế biến: (mua nguyên liệu bán thành phẩm) cần thống kê

số lượng hộ mua và sơ chế mặt hàng hải sản, từ đó tiến hành phân loại để có cách thu thuế cho phù hợp. Nhất thiết phải bắt buộc các cơ sở thực hiện chế độ thống kê, kế toán như: thống kê nguyên liệu mua vào (số lượng doanh số mua vào...), ghi chép chi phí trong quá trình chế biến (điện nước, tỷ lệ hao hụt...), doanh thu bán ra cho từng kỳ... từ đó có căn cứ huy động nguồn thu từng tháng, quý, năm của các đơn vị, cá nhân tốt hơn, tiến đến thực hiện chế độ kế toán, hạch toán hoàn chỉnh, ổn định. Xem xét xây dựng định mức tiêu hao nguyên liệu trong quá trình chế biến của từng mặt hàng áp dụng phạm vi cả tỉnh (nếu là cơ sở thực hiện thuế khoán).

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy năng lực của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang pdf (Trang 47 - 49)