Quy định chính sách phân phối thu nhập hợp lý, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động trong khu vực kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy năng lực của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang pdf (Trang 52 - 53)

- Trong khâu dịch vụ sửa chữa đóng tàu thuyền: Tổ chức điều tra phân loại số lượng đối tượng, hành nghề đóng mới, sửa chữa tàu thuyền trên phạm vi cả tỉnh nhằm bắt

3.3. Quy định chính sách phân phối thu nhập hợp lý, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động trong khu vực kinh tế tư nhân

pháp của người lao động trong khu vực kinh tế tư nhân

Trong nền kinh tế thị trường, sự phân hóa giàu nghèo trong cộng đồng dân cư là một tất yếu khách quan, nhưng vẫn phải quan tâm giải quyết những sự bất hợp lý trong tỷ lệ ăn chia giữa người lao động với chủ, đặc biệt là ở lĩnh vực khai thác thủy sản. Để hạn chế sự bất bình đẳng và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động trong khu vực kinh tế tư nhân, Nhà nước cần phải có sự quản lý ngày càng chặt chẽ hơn. Phải nghiên cứu đề xuất chính sách phân phối hợp lý trong lĩnh vực đánh bắt thủy sản, thiết lập một cách ăn chia mới. Đây là một việc làm rất khó khăn và phức tạp, bởi lẽ cách ăn chia cũ đã tồn tại hàng chục năm và điều quan trọng là nhu cầu việc làm của lao động phổ thông còn quá

lớn. Giải quyết việc này là cả một quá trình xem xét, tính toán kỹ lưỡng trên nhiều khía cạnh khác nhau để đạt mục đích, vừa giải quyết việc làm, vừa đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động và người sử dụng lao động. Để hạn chế đến mức thấp nhất sự bất công trong phân phối, Nhà nước nên quy định mức lương tối thiểu cho người lao động hàng tháng mà người sử dụng lao động phải trả. Đồng thời quy định người sử dụng lao động cũng phải thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc và đảm bảo an toàn cho người lao động, nhất là người lao động trên biển. An toàn lao động phải bao gm an toàn về tính mạng, phương tiện và các cơ sở vật chất khác. Vùng biển Tây Nam Bộ được xác định là một ngư trường trọng điểm của cả nước. Hàng năm có hàng chục ngàn tàu thuyền của Kiên Giang và các địa phương khác đến hoạt động. Trong khi đó, thời tiết, khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, vùng khơi thường xảy ra áp thấp nhiệt đới, gió bão thất thường đe dọa đến tính mạng, tài sản của người sản xuất trên biển. Do đó cần phải có các biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động, việc bảo đảm an toàn, giảm thiểu những thiệt hại do bão gây ra phụ thuộc nhiều khâu: khả năng dự báo, mạng lưới thông tin liên lạc, hướng dẫn phòng tránh, xây dựng những cơ sở hậu cần, bến bãi né tránh bão, phương tiện cứu nạn, tổ chức quản lý chặt chẽ các hoạt động trên biển... Vì vậy để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do gió bão gây ra buộc các chủ phương tiện phải trang bị đầy đủ phao và phương tiện cứu sinh cho người lao động trên tàu. Mặt khác, Nhà nước cũng phải gấp rút thực hiện dự án xây dựng khu trú bão an toàn cho tàu đánh bắt xa bờ để giúp bà con ngư dân an tâm bám biển, tăng cường khả năng dự báo bão chính xác và tăng cường kiểm tra các tàu thuyền trước khi ra khơi. Đó là những yêu cầu cấp bách và hết sức cần thiết để đảm bảo an toàn trên biển và hạn chế thiệt hại do gió bão gây ra.

Chính quyền địa phương phải hướng dẫn, kiểm tra việc thực thi các văn bản pháp luật về bảo hộ lao động, vệ sinh an toàn lao động, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, ký kết hợp đồng lao động... Như vậy, sẽ làm lành mạnh hóa quan hệ phân phối

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy năng lực của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang pdf (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)