Đặc điểm văn hóa – xã hội

Một phần của tài liệu “Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định đến năm 2015 (Trang 46 - 50)

Đặc trưng của huyện Xuân Trường là một huyện có truyền thống văn hóa lâu đời, có nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng, đây chính là tiềm năng lớn để

huyện phát triển ngành du lịch, dịch vụ. Bên cạnh đó huyện còn có nhiều làng nghề truyền thống, rất thích hợp phát triển các ngành nghề ở nông thôn.Việc bảo tồn và phát triển làng nghề không những góp phần tích cực trong vấn đề giải quyết việc làm ở nông thôn mà còn duy trì và phát huy được những giá trị truyền thống của dân tộc nói chung và địa phương huyện Xuân Trường nói riêng, tạo nên nét đẹp văn hóa riêng của vùng. Làng nghề giúp người dân có thể “li nông chứ không li hương”, làm giàu ngay trên chính quê hương mình.

Huyện Xuân Trường cũng là huyện có đời sống văn hóa cao, trong huyện có nhiều đơn vị được công nhận tiêu chuẩn văn hóa cấp tỉnh: hiện nay đã có 10 đơn vị thôn xóm và trường học đạt tiêu chuẩn đơn vị văn hoá cấp tỉnh. Hơn nữa việc thực hiện các phong tục tập quán cũng như tổ chức lễ hội, đám cưới, đám tang đã có có rất nhiều tiến bộ theo nếp sống văn hoá tiết kiệm, lành mạnh. Đời sống văn hoá cao và quy củ này đã góp phần tạo thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện các phong trào thi đua lao động, từ đó tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Về các hoạt động y tế:

Bảng 2.5. Các chỉ tiêu về y tế trong năm 2007 và 2008 STT Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008

1 Số giường bệnh/vạn dân Giường 140 150 2 Số bác sỹ/vạn dân Bác sỹ 0,03 0,03 3 Số trạm y tế có bác sỹ Trạm 15 15 4 Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ % 75 15 5 Số trạm y tế xã có nữ hộ sinh Trạm 20 20 6 Tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 1 tuổi % 0,04 0,04 7 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi % 0,12 0,10

8 Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng % 19,5 19 9 Tỷ lệ mắc bệnh sốt rét/10.000 dân % 0,018 0,01

10 Giảm tỷ lệ sinh hàng năm % 0,35 0,35

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2007

Dựa vào bảng số liệu ta thấy việc phòng chống và khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ban đầu đã đạt kết quả khá tốt, kết quả này có tác dụng trực tiếp tới chất lượng nguồn lao động của địa phương.

Đối với công tác kế hoạch hóa gia đình, các số liệu về tỷ lệ sinh liên tục giảm qua các năm cho thấy công tác kế hoạch hóa gia đình đã đi đúng hướng, bước đầu có được kết quả khả quan, là tiền đề để đảm bảo mật độ dân số không quá đông - vốn là một nguyên nhân làm suy giảm thu nhập bình quân/người. Tuy nhiên trong ngành y tế của huyện vẫn chưa thật sự ổn định, tập trung, mạng lưới y tế còn cồng kềnh, chất lượng khám chữa bệnh còn hạn chế so với nhu cầu của nhân dân.

Về hoạt động giáo dục của huyện: hoạt động giáo dục của Xuân Trường khá phát triển, là địa phương có sự đầu tư lớn cho ngành giáo dục. Sự phát triển của ngành giáo dục được xem là điều kiện cơ bản để tạo nên nguồn lao động chất lượng cao, phục vụ tốt cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Từ đó ta thấy huyện Xuân Trường có những lợi thế và hạn chế sau trong quá trình tăng trưởng kinh tế:

- Vị trí địa lý kinh tế - xã hội của huyện là nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế Bắc bộ, có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy thuận lợi cho nhu cầu đi lại và nhu cầu giao lưu, phát triển kinh tế.

- Huyện Xuân Trường cũng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên đất phong phú rất thích hợp để phát triển nền nông nghiệp với các loại cây trồng vật nuôi phong phú và đa dạng.

- Hơn nũa, đây còn là một huyện có truyền thống giáo dục, văn hóa, có nguồn lao động dồi dào, trong đó một bộ phận của lực lượng lao động với chất lượng khá tốt đáp ứng được yêu cầu cao của thị trường lao động hiện nay.

- Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của Xuân Trường được đánh giá ở mức khá so với các huyện khác trong tỉnh, bước đầu cơ sở vật chất đã đảm bảo nhu cầu của tăng trưởng và phát triển kinh tế.

* Hạn chế:

- Tuy vậy, như trên đã phân tích, ngành nông nghiệp của huyện vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế.

- Bên cạnh đó, xuất phát điểm của huyện lại thấp, huyện xuất phát từ một nên kinh tế nghèo, lạc hậu, cơ sở hạ tầng thiếu sự đồng bộ.

- Mật độ dân số cao cũng là một nguyên nhân không nhỏ ảnh hưởng đến năng suất lao động và thu nhập của người dân. Đời sống của một bộ phận dân cư còn thấp tạo ra sức mua yếu, khó thúc đẩy thị trường tiêu thụ, làm suy giảm tổng cầu cũng như tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế.

- Về vấn đề lao động và việc làm ở huyện: tỷ lệ thất nghiệp cao, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo lớn, tạo áp lực với công tác giải quyết việc làm ở huyện. Có một thực tế không thể phủ nhận là tình trạng thiếu việc làm ở địa phương này vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn. Từ đó ảnh hưởng đến tất cả các mặt của đời sống

xã hội. Thật vậy, thiếu việc làm, thu nhập thấp khiến cho người dân không có điều kiện nâng cao tri thức, hạn chế về đời sống tinh thần. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu việc làm cũng khiến cho tình hình trật tự an ninh ở huyện nói riêng và nông thôn nước ta nói chung không được đảm bảo và ảnh hưởng đến cả nước. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân làm tăng khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cần phải được quan tâm kịp thời. Điều đó đòi hỏi những nhận thức đúng đắn về thực trạng, xu hướng phát triển và thách thức đối với vấn đề giải quyết việc làm ở huyện.

- Hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ trong huyện chưa phát triển mạnh, chưa tạo ra động lực đủ mạnh để tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì thế cần có cơ chế chính sách thích hợp để đem lại sự thuận lợi cho môi trường kinh doanh, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Một phần của tài liệu “Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định đến năm 2015 (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w