Những bài học từ mô hình tăng trưởng kinh tế của huyện Nam Trực

Một phần của tài liệu “Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định đến năm 2015 (Trang 34 - 36)

Trực

Thứ nhất, huyện đã có những hướng đi và sự đầu tư đúng đắn, thích hợp

cho từng ngành kinh tế. Đối với ngành nông nghiệp, huyện đẩy mạnh quá trình thâm canh, tăng năng suất, chất lượng lúa để đảm bảo an ninh lương thực. Đối với diện tích đất kém chất lượng, huyện chuyển sang trồng hoa màu và nuôi trồn thuỷ sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn; tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp. Ngành công nghiệp, huyện khai thác tối đa nhất có thể về tiềm năng và lợi thế so sánh, xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thu hút các dự án quy mô lớn, làm bước đột phá trong kinh tế. Bên cạnh đó, Nam Trực phát triển thương mại của huyện theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội, đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh, đồng thời tạo ra nhiều việc làm cho người dân, giữ vững an ninh, an toàn xã hội.

Thứ hai, huyện đặc biệt quan tâm tới việc hoàn thiện và phát triển kết cấu

hạ tầng, đặc biệt là mạng lưới giao thông, tạo tiền đề và động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Huyện đã tranh thủ tối đa nguồn lực của nhà nước và của các nhà đầu tư cũng như sự đóng góp của dân chúng để đầu tư nâng cấp, cải tạo các công trình trọng điểm, trục đường chính và hệ thống giao thông nông thôn. Đặc biệt, huyện đã xã hội hoá việc bảo vệ các công trình giao thông, giao trách nhiệm cho toàn dân và các cấp chính quyền tại địa phương. Điều này đã phát huy hiệu quả rất lớn trong việc đảm bảo tính bền vững của các chương trình - dự án.

Thứ ba, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ cũng

được tích cực thực hiện ở huyện. Trong nông nghiệp, tiến hành áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất, bảo quản và chế biến để tạo ra nguồn sản phẩm

chất lượng cao. Đối với lĩnh vực công nghiệp, huyện khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại, thiết bị đồng bộ, nhằm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Việc áp dụng và phát triển các hình thức thương mại dịch vụ tiên tiến cũng được chú trọng.

Đặc biệt, hệ thống cơ chế của huyện có tác động tích cực đến quá trình

phát triển kinh tế. Thật vậy, trong các chính sách về đầu tư, huyện đưa ra mục tiêu tập trung đầu tư cho kết cấu hạ tầng, đặc biệt là ở khu vực nông thôn; hoàn thiện các quy định không phù hợp với xu hướng hội nhập hoá hiện nay; có chế độ cải cách hành chính hợp lý, tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Bên cạnh đó công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, cũng như chính sách thu hút nhân lực ngày càng được đẩy mạnh, đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển mới.

Như vậy, mô hình tăng trưởng và phát triển kinh tế của huyện Nam Trực - tỉnh Nam Định có nhiều điểm để các huyện khác trong tỉnh, nhất là huyện Xuân Trường áp dụng, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hướng tới đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ HUYỆN XUÂN TRƯỜNG - TỈNH NAM ĐỊNH

THỜI GIAN QUA

.

Một phần của tài liệu “Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định đến năm 2015 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w