Nhân tố chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Một phần của tài liệu “Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định đến năm 2015 (Trang 27 - 29)

- Khái niệm: cơ cấu kinh tế là tương quan giữa các bộ phận trong tổng thể nền kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và các tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận đó với nhau.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể được hiểu đơn giản là sự thay đổi về tương quan giữa các bộ phận trong nền kinh tế.

- Nội dung của cơ cấu kinh tế bao gồm: + Cơ cấu ngành

+ Cơ cấu vùng kinh tế + Cơ cấu thành phần kinh tế + Cơ cấu khu vực thể chế + Cơ cấu tái sản xuất

+ Cơ cấu thương mại quốc tế

- Cơ cấu kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp và khá sâu sắc đến quá trình tăng trưởng kinh tế. Thật vậy, một cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ đem đến các cơ hội sau:

Thứ nhất, nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Vì cơ cấu kinh tế hợp lý, nghĩa là các ngành đều phát triển ở mức phù

hợp với nhau, nền kinh tế có sự tăng trưởng đồng đều và tích cực, nhờ đó các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra được thực hiện.

Thứ hai, cơ cấu kinh tế phù hợp với sự phát triển sẽ tạo thuận lợi để khai

thác được đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế, phát huy lợi thế so sánh, tạo khả năng tạo ra cực tăng trưởng nhanh. Có nghĩa là cơ cấu hợp lý đồng nghĩa với việc các nguồn lực kinh tế cũng được phân bổ và sử dụng hợp lý, tạo ra hiệu quả trong phát triển kinh tế.

Thứ ba, nhân tố này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển, đẩy mạnh phân công lao động. Thật vậy, ta có thể lấy ví dụ ở các nước phát triển, khi các nước này chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng hướng: giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, công nghiệp hoá hiện đại hoá làm tiền đề và cơ sở để sản xuất trong tất cả các lĩnh vực phát triển, hơn thế phân công lao động cũng dần đạt tới trình độ chuyên môn cao, đưa nền kinh tế tăng trưởng mạnh và ổn định.

Thứ tư, nếu cơ cấu kinh tế theo đúng xu hướng tích cực sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế đó nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, vì bắt kịp được nhịp độ thay đổi của nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Hội nhập là cơ hội lớn để phát triển nền kinh tế mà hầu hết các quốc gia hay lãnh thổ hiện đang cố gắng để tận dụng cơ hội này.

Như vậy có thể khẳng định, cơ cấu kinh tế là yếu tố thể hiện mặt chất của nền kinh tế, có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với tăng trưởng kinh tế. Đây là mối quan hệ giữa mặt lượng và mặt chất.

Một phần của tài liệu “Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định đến năm 2015 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w