Các quan điểm về vai trò của Chính phủ trong tăng trưởng kinh

Một phần của tài liệu “Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định đến năm 2015 (Trang 29 - 32)

* Quan điểm cổ điển:

- Đây là quan điểm xuất phát từ các mô hình kinh tế cổ điển: mô hình của Adam Smith (1723-1790), David Ricardo (1772-1823), mô hình Tân cổ điển.

- Vai trò của Chính phủ với tăng trưởng kinh tế theo quan điểm cổ điển: Theo quan điểm này Chính phủ có vai trò hạn chế với tăng trưởng kinh tế. Các mô hình cổ điển đề cao sức mạnh của “Bàn tay vô hình”, cho rằng nền kinh tế có thể tự vận động và điều tiết dưới tác động của thị trường. Và đây là tác động hiệu quả nhất. Các nhà kinh tế học cổ điển cũng cho rằng các chính sách của Chính phủ nhiều khi còn giảm bớt khả năng phát triển kinh tế. Các ông còn cho rằng chính sách thuế của Nhà nước đã làm lợi nhuận của nền kinh tế bị giảm đi, điều đó làm suy giảm nguồn lực tích luỹ. Theo các nhà kinh tế của trường phái cổ điển, các khoản chi tiêu của Nhà nước là các khoản chi tiêu “không sinh lời”. Và do đó, Nhà nước đã giảm bớt tiềm lực phát triển kinh tế.

* Quan điểm đề cao vai trò của Chính phủ

- Đây là quan điểm của trường phái J.Maynard Keynes (1883 – 1946), quan điểm trong mô hình tăng trưởng kinh tế của K.Mark (1818 – 1883).

- Vai trò của Chính phủ với tăng trưởng kinh tế theo quan điểm đề cao vai trò của Chính phủ:

Theo các nhà kinh tế học thuộc trường phái này, chính sách của nhà nước có vai trò hết sức quan trọng với tăng trưởng kinh tế. Thật vậy, Keynes cho rằng muốn thoát khỏi khủng hoàng, thát nghiệp, cần có các chính sách kích cầu

của Nhà nước. Ở đây, ông đã khẳng định tầm quan trọng của việc sử dụng các công cụ điều tiết của Nhà nước. K.Marx cũng nhấn mạnh ý nghĩa của các chính sách Chính phủ trong việc đưa nền kinh tế thoát ra khỏi khủng hoảng, bước vào một giai đoạn phát triển mới.

* Quan điểm hiện đại

- Quan điểm theo trường phái này xuất phát từ lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại.

- Theo đó, các nhà kinh tế học hiện đại có những kết luận như sau về vai trò của Chính phủ với tăng trưởng kinh tế:

Trước hết, các ông cho rằng thị trường là yếu tố cơ bản điều tiết hoạt động kinh tế. Đó chính là sự tác động qua lại giữa tổng cung và tổng cầu, tạo nên các mức giá, sản lượng, việc làm, thậm chí là lạm phát,… Và sự tác động qua lại này là tiền đề để giải quyết ba vấn đề cơ bản của nền kinh tế: sản xuất cái gì, sàn xuất cho ai, sản xuất như thế nào.

Bên cạnh đó, lý thuyết này cũng khẳng định rằng Chính phủ có vai trò vô cùng quan trọng và ngày càng lớn đối với nền kinh tế. Theo Samuelson, trong nền kinh tế hiện đại, Chính phủ có vai trò to lớn trong việc tạo ra môi trường ổn định, để hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư diễn ra thuận lợi. Việc đưa ra các chính sách cũng như định hướng cơ bản phát triển kinh tế- xã hội trong từng thời kỳ là cần thiết.

1.2.4.2. Vai trò của Chính phủ trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam:

Việt Nam theo quan điểm của lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại, do đó theo các nhà kinh tế học và quản lý kinh tế ở Việt Nam cho rằng

Thị trường là yếu tố cơ bản điều tiết các hoạt động kinh tế. Do đó mọi hoạt động điều tiết nền kinh tế đều nhằm hướng tới sao cho phù hợp với cung

cầu của thị trường, từ đó mới đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động quản lý. Các nhà kinh tế học ở Việt Nam cũng khẳng định về vai trò ngày càng quan trọng của Nhà nước. Điều này được thể hiện qua các công cụ được Nhà nước sử dụng để quản lý nền kinh tế:

+ Hệ thống pháp luật ngày càng chặt chẽ thể hiện sự quản lý của Nhà nước với các hoạt động kinh tế. Qua các thời kỳ, Nhà nước ta đã điều chỉnh, đưa ra cũng như sửa đổi hệ thống pháp luật sao cho phù hợp với đặc điểm thị trường, kinh tế - xã hội, nhằm đạt mục đích điều tiết nền kinh tế hiệu quả nhất.

+ Các công cụ hoạch định phát triển để điều phối nền kinh tế ngày càng hoàn thiện hơn. Đây chính là hệ thống chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội. Năng lực của các nhà quy hoạch ngày càng được nâng cao, do đó chất lượng và vai trò của công cụ này cũng ngày càng được phát huy. Các chính sách kinh tế vĩ mô đưa ra trong từng thòi kỳ có ảnh hưởng rộng lớn đến kinh tế, và có hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu đề ra.

+ Trong hệ thống kinh tế ở Việt Nam, lực lượng kinh tế của Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn cả về số lượng cũng như tiềm lực. Có thể khẳng định các doanh nghiệp Nhà nước đang nắm giữ các lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế. Điều này có tác dụng to lớn giúp Nhà nước thực hiện vai trò quản lý của mình.

Như vậy có thể khẳng định rằng định, Nhà nước có vai trò vô cùng quan trọng trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Do đó, muốn đảm bảo tốc độ cũng như chất lượng của tăng trưởng, việc Chính phủ đưa ra các chính sách, biện pháp thích hợp và kịp thời là vô cùng cần thiết. Đó cũng là tác động của nhân tố chính sách tới tăng trưởng kinh tế.

* Đối với các huyện ở Việt Nam, thì vai trò của Nhà nước càng to lớn. Có thể khẳng định, nhìn chung hiện nay, chưa có chủ thể tư nhân nào đủ khả năng tin cậy để có thể thay thế nhà nước hoàn toàn trong quản lý kinh tế cả.

1.3. Kinh nghiệm thành công trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở huyện Nam Trực - tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu “Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định đến năm 2015 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w