Thực trạng tăng trưởng kinh tế huyện

Một phần của tài liệu “Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định đến năm 2015 (Trang 53 - 57)

* Tăng trưởng kinh tế của huyện

Các số liệu cho thấy tăng trưởng kinh tế huyện năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện ở vào mức khá cao (tốc độ tăng trưởng bình quân của Việt Nam giai đoạn này là khoảng trên 7.5%/năm và của tỉnh Nam Định là hơn 10%/năm chứng tỏ kinh tế của huyện có sự tăng trưởng khá.

Bảng 2.6. Giá trị gia tăng và giá trị sản xuất của huyện Xuân Trường qua các năm Đơn vị

tính

2005 2006 2007 2008

Tổng GTGT Tỷ đồng 497 574 694 734

Giá trị sản xuất Triệu đồng 1.022 1.245,2 1.450 1.707 Tốc độ tăng

trưởng

% 9,6 12,97 13,7 13,22

Mặt khác, kinh tế huyện Xuân Trường cũng có vai trò quan trọng trong tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định, điều này thể hiện ở tỷ lệ đóng góp trong GDP của toàn tỉnh. Tuy huyện chỉ chiếm 6,8% diện tích tự nhiên và khoảng 9,2% về dân số so với toàn tỉnh Nam Định, song vị trí kinh tế của huyện đã chiếm khoảng 8% về tổng sản phẩm trong nước GDP, trong đó: tỷ trọng trong GDP ngành công nghiệp: 9,17%, GDP ngành nông lâm nghiệp là 9,21% và GDP ngành dịch vụ là 4,5%. Hơn nữa, huyện còn đóng góp vào thu ngân sách của tỉnh là 4,7%, chiếm khoảng 8,45% sản lượng quy ra thóc của tỉnh.

Tuy nhiên có một thực thế không thể phủ định được là do nền kinh tế của huyện ở mức xuất phát thấp nên sự tăng trưởng như trên chưa làm thay đổi lớn tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, vì vậy GDP bình quân đầu người năm 2008 mới ở mức gần 4 triệu đồng/người/năm, bằng khoảng 80% mức trung bình của tỉnh (GDP bình quân/ người năm 2008 của tỉnh Nam Định là gần 5 triệu đồng/người/năm).

* Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo chiều hướng tiến bộ nghĩa là tăng trỷ trọng của các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại đã tạo hiệu quả hơn trước, đem lại những tiền đề quant rọng cho kinh tế của huyện ở vào giai đoạn tiếp theo.

Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn chậm. Nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế.

Bảng 2.7. Cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Xuân Trường qua các năm

2005 2006 2007 2008

Nông nghiệp 24,46 22,86 26 30

CN - XD 46,54 51,14 43 43

Dịch vụ 29 26 31 27

Nguồn: Kế hoạch phát triển KT – XH huyện Xuân Trường các năm

* Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản

Công tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ở huyện Xuân Trường được xem là đã có sự chú trọng đúng mức. Tình hình huy động vốn đầu tư khá khả quan, huyện đã tranh thủ được các nguồn lực, sự giúp đỡ của UBND tỉnh, các ban ngành cấp trên, huy động mọi năng lực tại chỗ và tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng bằng nhiều nguồn vốn. Cơ cấu đầu tư cũng có sự chuyển biến tích cực, đúng hướng.: tập trung đầu tư cho mục tiêu phát triển sản xuất nông, ngư nghiệp, xâydựng các công trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu và hệ thống phòng chống bão lụt. Những năm qua, được sự hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh, huyện đã triển khai, thi cồng và hoàn thành nhiều dự án quan trong như: nâng cấp hệ thống tiêu Nam Điều; hệ thống cống tưới đầu mối chợ đê; giải quyết căn bản được vấn đề thuỷ lợi, tươi tiêu của người dân, là nguồn đảm bảo quan trọng cho quá trình thâm cành, chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp.

Như vậy, mặc dù còn nhiều khó khăn về vốn đầu tư, nhưng những năm qua huyện đã tập trung cho các dự án mục tiêu ưu tiên, bước đầu hoàn thiện các công trình cơ sở hạ tầng quan trọng như: dự án thuộc khu trung tâm bao gồm trụ sở của UBND và trụ sở của huyện uỷ, mạng lưới giao thông, các công trình xã hội khác trong khu vực trung tâm huyện lỵ… tạo điều kiện tiền đề cho việc hình thành thị trấn huyện và phát triển nền kinh tế.

* Thu chi ngân sách

Bảng 2.8. Thu – chi ngân sách trên địa bàn huyện các năm

Đơn vị: Tỷ đồng 2005 2006 2007 2008 Thu NSNN (bao gồm cả NS được cấp) 83 95 121 145 Chi ngân sách 53 84 78,57 99.304

- Chi đầu tư phát triển 4 20 8,249 9,197

- Chi thường xuyên + Chi cho giáo dục

+ Chi cho y tế + Chi quản lý HCSN 49 28 0,5 7 64 37 7 20 70,321 48,629 3,012 10,923 90,107 58,844 4,261 9,1

Nguồn: Kế hoạch phát triển KT – XH huyện Xuân Trường các năm

Tổng thu ngân sách trên địa bàn từ năm 2005 đến 2008 có nhiều tiến bộ, năm sau đều cao hơn 10 – 15%. nguồn thu chính là thuế và phí, lệ phí. Tông

chi ngân sách bước đầu có chuyển biến tích cực, tăng đần tỷ trọng chi cho phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, chi thường xuyên giảm. Công tác tài chính của huyện ngày càng đảm bảo sự công khai, minh bạch nên việc chi thu ngân sách nhìn chung đã đảm bảo kế hoạch đề ra, giải quyết kịp thời các khoản chi cần thiết, kịp thời, đảm bảo tính tiết kiệm, không bị động hay mất cân đối.

Đánh giá chung:

Nền kinh tế của huyện có sự tăng trưởng khá, tuy nhiên do điểm xuất phát thấp, thị trường trong huyện còn hạn chế nên GDP bình quân đầu người còn thấp. Hơn nữa sức cạnh tranh của huyện còn chưa cao nên chưa thể mở rộng thị trường xuất khẩu lớn ở trong nước và khu vực.

Một phần của tài liệu “Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định đến năm 2015 (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w