- Ngành nông, lâm nghiệp:
4.5.1. Phân tích dư nợ quá hạn theo thành phần kinh tế:
Bảng 11: DƯ NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM 2004 - 2006
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm2004 Năm
2005 Năm Năm 2006 So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 Số tiền % Số tiền %
1. Doanh nghiêp Nhà nước 3.400 2.023 822 -1.377 -40,50 -1.201 -59,372. Kinh tế ngoài quốc doanh 13.600 16.370 12.870 2.770 20,37 -3.500 -21,38 2. Kinh tế ngoài quốc doanh 13.600 16.370 12.870 2.770 20,37 -3.500 -21,38
Tổng dư nợ quá hạn 17.000 18.393 13.692 1.393 8,19 -4.701 -25,56
(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Công Thương Cà Mau)
Triệu đồng 20000 18000 16000 17000 18393 16370 14000 12000 10000 8000 6000 4000 2000 0 13600 3400 2023 13692 12870 822
Doanh nghiệp Nhà nước Kinh tế ngoài quốc doanh Tổng
Qua bảng số liệu ta thấy, dư nợ quá hạn theo thành phần kinh tế chủ yếu là nợ quá hạn cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, luôn chiếm hơn 80% tổng dư nợ quá hạn ngắn hạn.
- Doanh nghiệp Nhà nước:
Nợ quá hạn đối với doanh nghiệp Nhà nước năm 2005 là 2.023 triệu đồng giảm 1.377 triệu đồng so với năm 2004 tức giảm 40,5%. Đến năm 2006 nợ quá hạn là 822 triệu đồng giảm so với năm 2005 là 1.201 triệu đồng tương ứng giảm 59,37%. Ta thấy, qua ba năm nợ quá hạn của doanh nghiệp Nhà nước giảm liên tục. Đây là điều đáng mừng cho thấy dù chỉ còn 3 doanh nghiệp Nhà nước nhưng các khách hàng lớn này cũng bắt đầu hoạt động mang lại hiệu quả và giảm dần nợ quá hạn cho Ngân hàng.
- Kinh tế ngoài quốc doanh:
Tuy nợ quá hạn đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ quá hạn ngắn hạn, nhưng điều này cũng tương xứng với dư nợ cho vay và doanh số cho vay; nó có sự biến động qua ba năm. Năm 2004 là 13.600 triệu đồng, sang năm 2005 là 16.370 triệu đồng tăng 2.770 triệu đồng, tức tăng 20,37% so với năm 2004. Đến năm 2006 nợ quá hạn là 12.870 triệu đồng giảm so với năm 2005 là 3.500 triệu đồng, tức giảm 21,38%.
Điều này cho thấy sự khởi sắc trong sử dụng vốn vay của các thành phần kinh tế khác trên địa bàn. Càng cho thấy sự đúng đắn của Ngân hàng khi lựa chọn cho vay các thành phần kinh tế khác (trừ cho vay nông nghiệp) là nhóm khách hàng chính của ngân hàng. Mặc dù nợ quá hạn qua ba năm có giảm, nhưng số lượng nợ quá hạn vẫn còn cao. Nguyên nhân chủ yếu là do nợ quá hạn trong cho vay khối nông nghiệp cao. Do bà con nông dân nuôi tôm bị tôm chết kéo dài trên diện rộng, thu nhập phân tán nhỏ lẻ chỉ đủ chi tiêu cho cuộc sống gia đình thường nhật, từ đó không trả được nợ vay ngân hàng, để phát sinh nợ quá hạn. Tình trạng cho vay cán bộ công nhân viên khu vực nông thôn cũng phát sinh nợ quá hạn nhiều nhất là giáo viên và cán bộ công nhân viên cấp xã trở xuống, thu nhập bấp bênh, làm việc không ổn định, chuyển nơi công tác thôi việc liên tục. Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân là do một vài doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, chờ bán tài sản trả nợ như Công ty Tấn Cường, Đại Thành….