Phân tích dư nợ theo ngành nghề kinh tế:

Một phần của tài liệu LeNhuThao4031285 (Trang 48 - 50)

- Ngành nông, lâm nghiệp:

4.4.2. Phân tích dư nợ theo ngành nghề kinh tế:

Bảng 10: DƯ NỢ THEO NGÀNH NGHỀ KINH TẾ QUA 3 NĂM 2004 - 2006

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2006

So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 2004 2005 Số tiền % Số tiền %

1. Ngành Nông, Lâm nghiệp 95.920 77.620 75.903 -18.300 -19,08 -1.717 -2,212. Ngành Thủy sản 174.400 189.940 259.722 15.540 8,91 69.782 36,74 2. Ngành Thủy sản 174.400 189.940 259.722 15.540 8,91 69.782 36,74 3. Ngành Công nghiệp chế biến 383.680 449.100 486.858 65.420 17,05 37.758 8,41 4. Ngành Thương nghiệp 104.640 116.480 148.426 11.840 11,31 31.946 27,43 5. Các ngành kinh tế khác 113.360 112.860 90.891 -500 -0,44 -21.969 -19,47

Tổng dư nợ 872.000 946.000 1.061.800 74.000 8,49 115.800 12,24

(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Công Thương Cà Mau)

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành nghề thể hiện như sau: Triệu đồng 1200000 1000000 800000 872000 946000 1061800 600000 400000 200000 383680 174400 113360 449100 189940 116480 486858 259722 148426 Ngành N - L nghiệp Ngành Thủy sản Ngành CNCB Ngành Thương nghiệp Ngành khác Tổng 95920 104640 0 77620 112860 75903 90891

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Hình 10: BIỂU ĐỒ DƯ NỢ CHO VAY THEO NGÀNH NGHỀ

- Ngành nông, lâm nghiệp:

Qua ba năm ta thấy, dư nợ ngành nông, lâm nghiệp liên tục giảm. Năm 2004 dư nợ đạt 95.920 triệu đồng, năm 2005 là 77.620 triệu đồng giảm 18.300 triệu đồng tương đương giảm 19,08% so với năm 2004. Sang năm 2006 dư nợ tiếp tục giảm còn 75.903 triệu đồng giảm 1.717 triệu đồng tức giảm 2,2% so với năm 2005. Nguyên nhân dư nợ này giảm là do người dân chuyển từ trồng lúa sang nuôi tôm rất nhiều, đồng thời số nợ quá hạn ngành này tăng lên nên Ngân hàng chủ trương hạn chế cho vay làm cho dư nợ của ngành giảm qua các năm.

- Ngành thủy sản:

Ngược lại với ngành nông, lâm nghiệp, dư nợ ngành thủy sản tăng dần qua ba năm (2004 - 2006). Năm 2005 đạt được 189.940 triệu đồng, tăng 15.540 triệu đồng so với năm 2004 tức tăng 8,9%. Đến năm 2006 đạt được 259.722 triệu đồng tăng lên so với năm 2005 là 69.782 triệu đồng với tốc độ tăng 36,73%. Sự tăng của dư nợ đối với ngành này là do những năm qua doanh số cho vay ngành thủy sản cũng tăng tương ứng.

- Ngành công nghiệp chế biến:

Đây là ngành kinh tế cho vay chủ yếu của Ngân hàng, có tỷ trọng chiếm rất cao. Dư nợ năm 2005 đạt 449.100 triệu đồng tăng 65.420 triệu đồng so với năm 2004 tức tăng 17,05%. Đến năm 2006 đạt 486.858 triệu đồng tăng 37.758 triệu đồng với tốc độ tăng 8,4% so với năm 2005. Nguyên nhân là do những vụ kiện chống bán phá giá tôm của Mỹ và việc hải quan Hoa Kì áp đặt quy định ký bond cho hàng nhập khẩu bị kiện đã làm cho các doanh nghiệp không xuất được hàng hoặc xuất rất chậm, hoặc xuất sang nước thứ ba. Đây là khó khăn bao trùm lên ngành chế biến xuất khẩu thủy sản năm 2005. Do đó để giúp khách hàng bổ sung vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, Ngân hàng đã tăng phát vay ngắn hạn nên dư nợ cho vay của ngành này tăng theo.

- Ngành thương nghiệp:

Dư nợ ngành thương nghiệp qua ba năm liên tục tăng. Cụ thể, năm 2005 dư nợ đạt 116.860 triệu đồng tăng 11.840 triệu đồng so với năm 2004 tốc độ tăng 11,31%. Đến năm 2006 dư nợ vẫn tăng nhưng tốc độ tăng thấp hơn chỉ có 27,42% so với năm 2005, đạt 148.426 triệu đồng tăng 31.946 triệu đồng. Điều này cho thấy Ngân hàng ngày càng chú trọng hơn đối với ngành này.

- Các ngành kinh tế khác:

Dư nợ năm 2004 là 113.360 triệu đồng, năm 2005 đạt 112.860 triệu đồng giảm 500 triệu đồng, tức giảm 0,44% so với năm 2004. Đến năm 2006 là 90.891 triệu đồng giảm 21.969 triệu đồng so với năm 2005 tương đương giảm 19,46%. Doanh số cho vay đối với các ngành này giảm dần qua ba năm nên dư nợ cho vay cũng giảm là điều hợp lí.

Tóm lại, dư nợ cho vay ngắn hạn luôn tăng qua ba năm là do nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng. Mặt khác, do chủ trương của chi nhánh mở rộng tín

dụng, đầu tư vào những dự án có hiệu quả kinh tế cao. Như vậy với mức dư nợ cao như thế thì đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ tín dụng năng động kiểm tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng xem có đúng mục đích hay không để tránh rủi ro và có biện pháp xử lý khi cần thiết.

Một phần của tài liệu LeNhuThao4031285 (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w