Phân tích doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế:

Một phần của tài liệu LeNhuThao4031285 (Trang 40 - 42)

- Phòng tiền tệ ngân quỹ:

1. Ngành Nông, Lâm Số tiền % Số tiền %

4.3.1. Phân tích doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế:

Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM 2004 - 2006

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

So sánh 2005/2004

So sánh 2006/2005 Số tiền % Số tiền % 1. Doanh nghiêp Nhà nước 1.097.800 641.020 371.483 -456.780 -41,61 -269.537 -42,05 2.Kinh tế ngoài quốc doanh 3.892.200 4.804.980 5.302.717 912.780 23,45 497.737 10,36 Tổng doanh số thu nợ 4.990.000 5.446.000 5.674.200 456.000 9,14 228.200 4,19

Triệu đồng 6000000 5000000 4000000 3000000 2000000 4990000 3892200 5446000 4804980 5674200 5302717

Doanh nghiệp Nhà nước Kinh tế ngoài quốc doanh Tổng

1000000

1097800

641020 371483

0

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Hình 7: BIỂU ĐỒ DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Tình hình thu nợ của Ngân hàng qua ba năm gần đây diễn biến khá tốt, thu nợ biến động đồng bộ với tình hình cho vay (vì đây là doanh số cho vay có kỳ hạn dưới 1 năm nên phần lớn nợ được thu hồi trong 1 năm). Doanh số thu nợ qua các năm đều tăng lên đáng kể. Năm 2005 là 5.446.000 triệu đồng tăng 456.000 triệu đồng, tức tăng 9,14% so với năm 2004. Năm 2006 đạt 5.674.200 triệu đồng tăng 228.200 triệu đồng so với năm 2005 tăng tương đương 4,19%.

Để đánh giá tình hình thu nợ của một chi nhánh Ngân hàng tốt hay xấu không thể dựa vào một, hai năm đầu là đủ mà còn tùy thuộc vào thời gian của khoản vay, đồng thời nó còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như môi trường, điều kiện kinh tế xã hội, giá cả thị trường và các chính sách Nhà nước. Doanh số thu nợ của chi nhánh trong một năm thường biến động theo doanh số thu nợ ngắn hạn, nhìn chung trong những năm qua doanh số thu nợ của chi nhánh Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã có những tiến triển tốt.

- Đối với Doanh nghiệp Nhà nước:

Nhìn chung doanh số thu nợ qua ba năm giảm dần với tốc độ cao. Doanh số thu nợ năm 2004 là 1.097.000 triệu đồng, sang năm 2005 là 641.020 triệu đồng, giảm 456.780 triệu đồng tương đương giảm 41,61% so với năm 2004. Đến năm 2006 là 371.483 triệu đồng giảm 269.537 triệu đồng so với năm 2005 với tốc độ giảm 42,05%. Điều này là do các doanh nghiệp một phần đã chuyển sang cổ phần hóa, số ít còn lại hoạt động kém hiệu quả nên không có vốn trả nợ. Nhưng so với doanh số cho vay ở năm 2005, 2006 thì doanh số thu nợ vẫn cao

hơn, đây là điều đáng mừng chứng tỏ Ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp thu hồi nợ có hiệu quả, cán bộ tín dụng thực hiện tốt việc đôn đốc trả nợ và gửi giấy báo kịp thời đến tay khách hàng. Bên cạnh đó kết hợp với chính quyền địa phương xử lý một số doanh nghiệp cố tình chiếm dụng vốn của Ngân hàng. Đồng thời Ngân hàng còn khuyến khích doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có dự án khả thi bằng cách tiếp tục cho vay để họ tiếp tục sản xuất kinh doanh tạo ra lợi nhuận trả nợ cho Ngân hàng.

Mặc dù, doanh số thu nợ có giảm nhưng cũng tương ứng với doanh số cho vay, điều này chứng tỏ Ngân hàng cho vay bao nhiêu thì thu hồi nợ gần hết, cũng có nghĩa là đồng vốn của Ngân hàng sử dụng có hiệu quả.

- Đối với kinh tế ngoài quốc doanh:

Qua ba năm doanh số thu nợ của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng không đều. Cụ thể, năm 2005 đạt 4.804.980 triệu đồng tăng 912.780 triệu đồng tương ứng tăng 23,45% so với năm 2004; sang năm 2006 đạt 5.302.717 triệu đồng tăng 515.737 triệu đồng so với năm 2005 tức tăng 10,73%. Nguyên nhân là năm 2004 tình hình nuôi trồng thủy sản có diễn biến xấu, dịch bệnh làm tôm chết hàng loạt bà con không có tiền trả nợ cho Ngân hàng nhưng những năm sau tình hình khả quan hơn, thêm vào đó các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn tăng trưởng đều và ổn định nên trả nợ cho Ngân hàng dẫn đến doanh số thu nợ tăng lên.

Một phần của tài liệu LeNhuThao4031285 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w