- Ngành nông, lâm nghiệp:
4.4.1. Phân tích dư nợ theo thành phần kinh tế:
Bảng 9: DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM 2004 - 2006
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm2004 Năm2005 Năm 2006
So sánh 2005/2004
So sánh 2006/2005 Số tiền % Số tiền %
1. Doanh nghiêp Nhà nước 191.840 158.020 146.020 -33.820 -17,63 -12.000 -7,592. Kinh tế ngoài quốc doanh 680.160 787.980 915.780 107.820 15,85 127.800 16,22 2. Kinh tế ngoài quốc doanh 680.160 787.980 915.780 107.820 15,85 127.800 16,22
Tổng dư nợ 872.000 946.000 1.061.800 74.000 8,49 115.800 12,24
(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Công Thương Cà Mau)
Triệu đồng 1200000 1000000 800000 600000 400000 200000 872000 680160 191840 946000 787980 158020 1061800 915780 146020
Doanh nghiệp Nhà nước Kinh tế ngoài quốc doanh Tổng
0
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Nhìn chung dư nợ theo thành phần kinh tế qua các năm đều tăng. Năm 2004 là 872.000 triệu đồng, năm 2005 đạt 946.000 triệu đồng tăng 74.000 triệu đồng, tương đương tăng 8,49% so với năm 2004. Năm 2006 dư nợ tiếp tục tăng đạt 1.061.800 triệu đồng, tăng 12,24% so với năm 2005 với số tiền tăng 115.800 triệu đồng. Ta thấy, doanh số thu nợ các thành phần kinh tế đều tăng đồng thời dư nợ cũng tăng, điều này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng được nâng cao, tăng trưởng kinh tế ngày một mở rộng.
- Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh:
Về tỷ trọng thì dư nợ cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Năm 2004 đạt được 680.160 triệu đồng chiếm 78% tổng dư nợ ngắn hạn, năm 2005 là 787.980 triệu đồng chiếm 83,29% tổng dư nợ, tăng 107.820 triệu đồng tương đương 15,85% so với năm 2004. Đến năm 2006 đạt được 915.780 triệu đồng chiếm tỷ trọng 86,25% tổng dư nợ ngắn hạn, tăng 127.800 triệu đồng so với năm 2005 với tốc độ tăng 16,22%. Nguyên nhân tỷ trọng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng vì các thành phần kinh tế này luôn đảm bảo uy tín (loại trừ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp) trong quan hệ vay vốn. Ta thấy dư nợ theo thành phần kinh tế này tăng qua ba năm chứng tỏ đây là khách hàng quan trọng và được Ngân hàng tập trung vốn đầu tư.
- Doanh nghiệp Nhà nước:
Qua bảng số liệu ta thấy, dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước giảm dần qua ba năm. Năm 2004 là 191.840 triệu đồng, sang năm 2005 là 158.020 triệu đồng giảm 33.820 triệu đồng tương đương tốc độ giảm là 17,63% so với năm 2004. Đến năm 2006 chỉ còn 146.020 triệu đồng giảm 12.000 triệu đồng tức giảm 7,59% so với năm 2005. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp Nhà nước đã thu hẹp phạm vi hoạt động, một số lớn đã chuyển sang cổ phần hóa và mặc dù các doanh nghiệp Nhà nước thường được quan tâm và ưu tiên cho vay hơn các thành phần kinh tế khác nhưng do số lượng còn lại quá ít (hiện nay chỉ còn 3 doanh nghiệp Nhà nước) nên dư nợ cho vay của thành phần này giảm mạnh.