Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế:

Một phần của tài liệu LeNhuThao4031285 (Trang 35 - 37)

- Phòng tiền tệ ngân quỹ:

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH CÀ MAU

4.2.1. Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế:

Thực hiện theo đúng kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng qua từng năm và căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh, trong ba năm 2004 – 2006, Ngân hàng Công Thương tỉnh Cà Mau đã tăng dần doanh số cho vay các thành phần kinh tế chủ yếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cụ thể như sau:

Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM 2004 - 2006

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 1. Doanh nghiệp Nhà nước 2. Kinh tế ngoài Số tiền % Số tiền % 1.158.080 607.200 359.483 -550.880 -47,57 -247.717 -40,80 quốc doanh 4.105.920 4.912.800 5.430.517 806.880 19,65 517.717 10,54 Tổng 5.264.000 5.520.000 5.790.000 256.000 4,86 270.000 4,89

(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Công Thương Cà Mau)

Triệu đồng 6000000 5000000 5264000 5520000 4912800 5790000 5430517 4000000 4105920 3000000 2000000 1000000 1158080 607200 359483

Doanh nghiệp Nhà nước Kinh tế ngoài quốc doanh Tổng

0

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Hình 5: BIỂU ĐỒ DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

- Đối với Doanh nghiệp Nhà nước:

Tổng doanh số cho vay các doanh nghiệp Nhà nước liên tục giảm qua ba năm. Năm 2004 đạt 1.158.000 triệu đồng chiếm tỷ trọng 22% trên tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Đến năm 2005 đạt 607.200 triệu đồng chiếm tỷ trọng 11%

tổng doanh số cho vay, giảm 550.880 triệu đồng tương ứng giảm 47,57% so với năm 2004. Sang năm 2006 chỉ còn 359.483 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6,21% tổng doanh số cho vay, giảm 40,8% so với năm 2005 tương ứng số tiền là 247.717 triệu đồng. Doanh số cho vay doanh nghiệp Nhà nước liên tiếp giảm với tốc độ không đều qua ba năm. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây thực hiện Quyết định 187/2004/NĐCP về cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước đã đi lên cổ phần hóa, còn một số khác thì làm ăn kém hiệu quả và ngày càng có nguy cơ bị giải thể nên chi nhánh hạn chế cho vay thành phần kinh tế này. Vì vậy doanh số cho vay đối với doanh nghiệp ngày càng giảm xuống.

- Đối với các công ty cổ phần, các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình, cá thể,… gọi tắt là kinh tế ngoài quốc doanh.

Doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên không đều. Năm 2004 là 4.105.920 triệu đồng chiếm tỷ trọng 78% doanh số cho vay, năm 2005 là 4.912.800 triệu đồng chiếm tỷ trọng 89% tổng doanh số cho vay tăng 806.880 triệu đồng với tốc độ tăng 19,65% so với năm 2004. Đến năm 2006 đạt 5.430.517 triệu đồng chiếm tỷ trọng 93,79% doanh số cho vay, tăng 10,54% so với năm 2005 với số tiền tăng là 517.717 triệu đồng. Doanh số cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao và vẫn tăng liên tục qua ba năm so với tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Nguyên nhân là do, trong những năm gần đây các thành phần kinh tế khác đang có xu hướng phát triển mạnh, cả về số lượng lẫn về quy mô sản xuất. Thêm vào đó là nhờ sự linh hoạt, nhạy bén trong việc nắm bắt tình hình biến động của thị trường và ngày càng chứng tỏ rõ sự năng động trong nền kinh tế thị trường nên tỷ trọng doanh số cho vay đối với các thành phần kinh tế khác luôn tăng. Tuy nhiên doanh số cho vay hộ cá thể, đặc biệt là trong lĩnh vực phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn giảm. Mặc dù vậy, xét về tổng thể thì cho vay các thành phần kinh tế khác vẫn tăng và duy trì với tốc độ tương đối ổn định.

Tóm lại, qua phân tích tình hình cho vay, ta thấy Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã có một định hướng rõ ràng cho hoạt động tín dụng: đó là giữ vững thị trường khách hàng truyền thống, tăng cường cho vay các thành phần kinh tế khác, ưu tiên cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, không ngừng mở rộng các đối

tượng khách hàng tiềm năng. Cũng nhờ đó mà Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã tạo được tiền đề cho một hướng đi đúng. Cho vay đa thành phần kinh tế, một hướng đi đã đem lại hiệu quả kinh doanh cao và tăng trưởng ổn định trong nhiều năm qua cho ngân hàng. Bên cạnh đó ngân hàng cũng đã nắm bắt được sự thay đổi trong chủ trương chính sách của Chính phủ mà có định hướng cho vay phù hợp với tình hình đổi mới nên đã duy trì được mức cho vay hợp lý với nguyên tắc “An toàn - hiệu quả - tăng trưởng”.

Một phần của tài liệu LeNhuThao4031285 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w