Với các cơ quan trung ương

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh Bến Tre potx (Trang 67 - 68)

Nhà nước cần phải xây dựng và ban hành đồng bộ Luật và các văn bản dưới luật trong lĩnh vực NSNN phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay và xu hướng phát triển trong thời gian tới để tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý chi NSNN hoạt động một cách hiệu quả. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham gia kiểm soát chi NSNN phải được quy định cụ thể trong Luật, đặc biệt là đối với KBNN. Các cơ quan chức năng thuộc trung ương cần sửa đổi bổ sung các nội dung còn thiếu hoặc chưa rõ ràng, cụ

thể về đối tượng, tiêu chuẩn định mức trong chi thường xuyên NSNN.

Bộ Tài chính cần có văn bản quy định cụ thể về chế độ hoá đơn, chứng từ trong chi tiêu NSNN. Cần phải quy định từng loại hoá đơn tương ứng với từng nội dung chi và mức chi. Đồng thời, cũng phải có biện pháp buộc các đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho các đơn vị sử dụng NSNN phải tuân thủ nghiêm các quy định về xuất hoá đơn bán hàng.

Để có thể thực hiện kiểm soát chi theo cơ chế “một cửa” một cách có hiệu quả, đề nghị sửa đổi Quyết định 235/2003/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính theo hướng hợp nhất ba bộ phận kiểm soát chi hiện nay (kế toán, kế hoạch tổng hợp, thanh toán vốn đầu tư) thành một bộ phận kiểm soát chi duy nhất.

Nhà nước cần quy định chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm các quy định trong chi tiêu NSNN trong tất cả các khâu từ lập và phân bổ dự toán, sử dụng ngân sách, kiểm soát chi, kiểm toán và quyết toán NSNN.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh Bến Tre potx (Trang 67 - 68)